Bệnh đau mắt đỏ kiêng gì và bao lâu thì khỏi?

Bệnh đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng khác nhau tùy theo từng tác nhân. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có những hướng điều trị không giống nhau. Người bệnh đau mắt đỏ kiêng gì và bao lâu thì khỏi là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Cùng Khaibaoyte.vn tìm hiểu qua những thông tin tổng hợp sau.

1. Biểu hiện đau mắt đỏ

dấu hiệu đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và khá dễ lây lan. Triệu chứng của bệnh xảy ra thường đi kèm với nguyên nhân gây bệnh. Một số triệu chứng và nguyên nhân phổ biến ở bệnh này như:

1.1. Nguyên nhân do vi rút

Bệnh do vi rút gây ra là nguyên nhân hay gặp nhất. Triệu chứng của người đau mắt đỏ do vi rút là: ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt, sưng mi, giảm thị lực.

1.2. Nguyên nhân do vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ như: vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae,..Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh sẽ bị tổn thương nặng về mắt. Triệu chứng của bệnh do vi khuẩn gây ra thường gặp là ghèn vàng hay vàng xanh nhạt, ngứa và chảy nước mắt. Nặng hơn có thể bị viêm loét giác mạc, giảm thị lực.

1.3. Nguyên nhân do dị ứng

Tác nhân gây dị ứng rất khó để xác định chính xác, một số tác nhân phổ biến như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc,.. Tác nhân này thường xảy ra theo mùa. Triệu chứng chủ yếu là: chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, viêm mũi dị ứng. Mặc dù bệnh xảy ra ở cả hai mắt nhưng lại không lây lan.

2. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan qua một số con đường phổ biến sau:

  • Trực tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh thông qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay với người bị bệnh.
  • Gián tiếp tiếp xúc với đồ vật chứa vi khuẩn, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ như: tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm thang máy,..
  • Sử dụng chung vật dụng với người đau mắt đỏ như khăn mặt, cốc uống nước, chăn, gối,..
  • Thường xuyên dùng tay dụi mắt, mũi, miệng,.. cũng vô tình mang mầm bệnh vào người.

3. Đau mắt đỏ kiêng gì?

Bệnh đau mắt đỏ khá lành tính và tự hết trong thời gian ngắn. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống và kiêng khem đúng cách để bệnh mau khỏi.

3.1. Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
  • Thực phẩm có mùi tanh cần kiêng vì sinh ra nhiều chất ghèn gây cảm giác khó chịu cho mắt. Một số thực phẩm kể đến như: tôm, cá, ốc,..
  • Thức uống kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga cũng cần hạn chế hoặc không sử dụng trong thời gian bị bệnh.
  • Mỡ động vật
  • Không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

3.2. Đau mắt đỏ nên ăn gì?

Đau mắt đỏ nên ăn gì?
  • Các loại rau xanh cung cấp nhiều vitamin C tốt cho mắt trừ rau muống cần hạn chế.
  • Cà rốt cung cấp virtamin A có lợi cho thị lực
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Dầu cá
  • Chất chống oxy hóa
  • Quả việt quất

4. Bệnh đau mắt đỏ lâu thì khỏi?

Bệnh đau mắt đỏ lâu thì khỏi?

Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh đau mắt đỏ sẽ khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày.

Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, viêm giác mạc,.. nếu phát hiện muộn hoặc phương pháp điều trị không đúng cách.

Để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất thăm khám và được tư vấn chuyên môn từ các bác sĩ y khoa. Không tự ý chữa trị nếu có những biến chứng bất thường về mắt.

5. Cách trị đau mắt đỏ nhanh hết

Cách trị đau mắt đỏ nhanh hết

Đau mắt đỏ mặc dù là căn bệnh thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, không nguy hiểm. Nhưng ngay khi nhận thấy dấu hiệu đau mắt đỏ, việc đầu tiên bạn cần làm là đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị. Vì không may có rất nhiều trường hợp đau mắt do những bệnh về mắt mà người bệnh không biết như: viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn,..

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mỗi bệnh nhân sẽ được đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Do vi rút

người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày chỉ với những cách điều trị đơn giản tại nhà. Một số biện pháp cần làm: chườm lạnh, rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%, nhỏ nước mắt nhân tạo.

Do vi khuẩn

Lúc này bác sĩ sẽ khám, kê đơn thuốc và hướng dẫn cách tự điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh mắt, uống thuốc kháng sinh, kháng viêm,..

Do dị ứng

Nếu tác nhân gây bệnh là do dị ứng với yếu tố nào đó, người bệnh cần tránh xa tác nhân đó. Người bệnh sẽ được kê đơn thuốc uống để giảm dị ứng, kê thuốc nhỏ để giảm cảm giác ngứa.

6. Nếu bị đau mắt đỏ mãi không khỏi

Những biện pháp điều trị trên chỉ dành cho trường hợp đau mắt đỏ ở dạng nhẹ. Trường hợp bị bệnh kéo dài và không thuyên giảm, bạn cần tiếp tục tái khám tại chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.

  • Bác sĩ sẽ cho người bệnh làm các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
  • Sau đó, người bệnh được kê đơn thuốc giảm đau, giảm ngứa, giảm chảy nước mắt.
  • Người bệnh được nhỏ nước muối sinh lý liên tục để vệ sinh mắt.
  • Trường hợp cần thiết sẽ cho nhỏ thuốc mắt chứa thuốc kháng viêm 2 – 3 lần/ngày.
  • Cân nhắc đến việc dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid vì rất nguy hiểm nếu dùng không đúng.

Như vậy, mặc dù bệnh đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp lại xảy ra biến chứng nếu người bệnh không điều trị kịp thời và vệ sinh đúng cách. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, hỗ trợ việc điều trị cho người bệnh tại nhà. Người bệnh sử dụng thuốc bất kỳ cho mắt cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo cho đôi mắt được an toàn, không ảnh hưởng đến thị lực.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN