Bệnh bạch hầu là gi? Thông tin về bệnh bạch hầu và cách phòng tránh

Bệnh bạch hầu có diễn biến phức tạp và có các triệu chứng về hô hấp khá giống với bệnh cảm cúm thông thường. Bệnh sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng Khaibaoyte tìm hiểu thông tin về loại bệnh này.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh nhiễm trùng khá nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium-diphtheriae gây ra. Khi bị bệnh bạch hầu, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn cấp tính ở vùng niêm mạc như mũi, họng, hầu, thành quản, tuyến hạnh nhân, đồi khi ở kết mạc mắt, niêm mạc sinh dục.

Bệnh có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp và có các triệu chứng khá giống với bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, khá nhiều người chủ quan khi gặp các triệu chứng đó. Và vì vậy, khả năng tử vong cao lên tới 10%. Vi khuẩn bạch hầu sẽ lây an ra không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc qua trầy xước da. Bệnh dễ lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng và có thể bùng phát thành dịch nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời.

Bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi. Tuy có thuốc đặc trị về loại bệnh này nhưng nếu để lâu bệnh sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, tim, phổi.

2. Dấu hiệu bệnh bạch hầu

Dấu hiệu bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae gây nên. Đây là loại vi khuẩn có độc tố sẽ gây nhiễm khuẩn nặng cho cơ thể khi đi vào cơ thể. Cả người lớn và trẻ em đều có khả năng mắc bệnh nếu chưa được tiêm phòng. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, độc tố vi khuẩn sẽ khuếch tán vào máu làm chết các tế bào niêm mạc.

Dấu hiệu rõ ràng nhất là đau họng, khó thở, sốt, sưng hạch cổ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó ăn uống và khó hít thở khi niêm mạc vòm họng và amidan bị tổn thương.

Thông thường, sau 2 – 5 ngày nhiễm khuẩn, các triệu chứng trên sẽ biểu hiện. Nhưng không phải ai cũng có những dấu hiệu như trên. Có người thậm chí không có biểu hiện hoặc rất nhẹ. Vì vậy, nhiều người bệnh mới chủ quan vì nghĩ là bệnh cảm cúm thông thường và không đi khám.

Đối với trẻ em, nếu không được phát hiện kịp thời rất dễ đến tử vong. Lý do là vi khuẩn dẫn đến tổn thương tim mạch, hệ thần kinh, hệ bài tiết khiến bệnh nhân nhi có thể tử vong sau 7- 10 ngày mắc bệnh.

3. Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Đường lây của bệnh bạch hầu là qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ làm vi khuẩn lây lan ra không khí.

  • Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
  • Dùng các vật có dịnh dịch bài tiết của người bệnh bạch hầu

Khi người bệnh không có biểu hiện gì vẫn có thể lây cho người khác. Đó là lý do mà tốc độ lây bệnh cao, nhanh chóng. Với những địa phương tỷ lệ tiêm phòng thấp thì khả năng lây lan và bùng dịch rất nhanh chóng.

Những trường hợp sau rất dễ bị bệnh bạch hầu như:

  • Không tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của bộ y tế
  • Đến vùng có người mắc bệnh bạch hầu
  • Những ai bị rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch do AIDS
  • Không gian sống không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh

4. Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?

Bạch hầu khá nguy hiểm khi gây nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, Thêm nữa, bệnh có thể gây tổn thương ở da, kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục. Độc tố của vi khuẩn này rất nguy hiểm và có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim, phổi.

Bệnh lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và khó kiểm soát cả trực tiếp và gián tiếp.

Tỷ lệ tử vong của bệnh khoảng 3% trên tổng số ca mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với trẻ con sau ủ bệnh từ 2-5 ngày sẽ sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi hạch ở cổ. Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với đau họng. Vì yếu tố chủ quan, nên bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường.

Bệnh có thể gây biến chứng như: viêm cơ tim, viêm dây thần kinh. Nhiều trẻ có biểu hiện khó nuốt, khó thở, da xanh, nhịp tim rối loạn, liệt thần kinh.

Từ đó cho thấy bệnh bạch hầu khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

5. Bệnh bạch hầu và cách phòng chống

Bệnh bạch hầu và cách phòng chống

Để phòng tránh bệnh bạch hầu hay bất kỳ căn bệnh lây nhiễm nào, các bạn cần tham khảo các biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân sau:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng
  • Khi ho cần che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay
  • Không chạm tay lên mắt, mũi, miệng
  • Đảm bảo môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng
  • Trường hợp có dấu hiệu hay nghi ngờ mắc bệnh cần thăm khám kịp thời để có biện pháp điều trị và đồng thời thông báo với cơ quan y tế để có biện pháp phòng tránh lây lan.
  • Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ theo khuyến nghị của bộ y tế.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về bệnh bạch hầu từ triệu chứng, đường lây đến cách phòng tránh. Hy vọng, bạn luôn phòng tránh tốt bằng cách giữ vệ sinh cá nhân cũng như cần tỉnh táo phát hiện các dấu hiệu của bệnh để hạn chế rủi ro.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN