Bệnh giời leo là tên gọi dân gian của bệnh zona thần kinh. Đây là một căn bệnh không phổ biến nhưng để lại hậu quả vô cùng khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu về đặc điểm triệu chứng của bệnh giời leo trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân gây ra bệnh giời leo là gì?
1.1. Giời leo là bệnh gì?
Bệnh giời leo có tên gọi khác là bệnh zona thần kinh. Đây là một bệnh lý da liễu với các biểu hiện nhiễm trùng do virus thủy đậu Varicella zoster. Thời điểm dễ bị giời leo nhất là vào mùa mưa, nhiệt độ thấp kết hợp với độ ẩm cao khiến virus hoạt động mạnh hơn. Thời tiết thất thường cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, hàng phòng thủ của cơ thể giảm sút.
Bệnh giời leo thường gặp ở vị trí ngực liên sườn lan ra phía sau lưng, ở vị trí gần tai, vai, mặt, … Đồng thời, giời leo cũng có thể biểu hiện ở cổ, đùi, tay, hố mắt, hay bất cứ vùng nào trên cơ thể.
1.2. Tác nhân gây bệnh giời leo
Bệnh giời leo có nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là virus thủy đậu. Nếu bạn đã từng bị thủy đậu, thì virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Chúng ở trạng thái bất hoạt, và khi sức đề kháng suy yếu, virus sẽ tái hoạt và gây bệnh zona thần kinh.
2. Biểu hiện triệu chứng bị giời leo
Triệu chứng bệnh giời leo không quá đặc trưng, chúng có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Các triệu chứng thường tạo nên cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, và có những biểu hiện như:
- Sốt nhẹ khoảng 28 độ C
- Da nóng rát, sưng ở vùng nhiễm khuẩn zona
- Ngứa, nhức nhối
- Xuất hiện mụn nước, mưng mủ
- Cơ thể mệt mỏi
- Căng thẳng, stress
Trường hợp khi các mụn nước, nốt giời leo vỡ, chảy nước lan ra các vùng da khác khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bình thường khi chạm vào dịch từ người bệnh zona có thể bị nhiễm virus thủy đậu. Có thể người tiếp xúc sẽ phát bệnh nếu chưa tiêm vacxin hay có sức đề kháng kém.
Sau khi khỏi bệnh zona thần kinh, bệnh nhân vẫn sẽ cảm thấy đau nhức và để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Người bệnh không thể giảm đau bằng các loại thuốc thông thường để làm dịu cơn đau.
3. Cách điều trị giời leo an toàn tránh để lại sẹo
Người bệnh nên tiến hành điều trị sớm trong vòng 48 tiếng khi có biểu hiện tổn thương da. Nếu điều trị sớm, bạn sẽ tránh được nguy cơ để lại sẹo thâm trên cơ thể. Đồng thời, các di chứng liên quan đến dây thần kinh cũng ít xảy ra hơn.
3.1. Cách trị bệnh giời leo ở miệng
Phương pháp điều trị bằng thuốc bôi: Tùy từng trường hợp mà bạn có thể dùng các loại thuốc như:
- Thuốc mỡ kháng sinh
- Dung dịch kháng sinh
- Kem acyclovir
- Jarish
- Dalibour
Bạn có thể dùng một số loại kháng sinh phù hợp để kháng virus theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cảm giác đau nhức kéo dài, bệnh nhân nên kết hợp thêm thuốc giảm đau như gabapentin để đỡ khó chịu. Thời gian dùng giảm đau không quá 3 tuần.
Bổ sung vitamin C cho người bị giời leo là điều cần thiết Vitamin C được các bác sĩ đánh giá là rất tốt cho người bệnh, trong đó có cả bệnh nhân bị giời leo. Loại vitamin này khiến da mau lành hơn nhờ hoạt tính của chúng. Giời leo ở vị trí như mặt, cổ, miệng cần điều trị nhanh và giúp vết thương mau lành, tránh để lại thâm sẹo.
3.2. Chữa giời leo ở mắt
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm, chống virus và kháng sinh để chống bội nhiễm, bệnh nhân nên dùng thêm nhỏ mắt để bảo vệ mắt. Bệnh nhân có thể thể dùng gạc lạnh để đắp, giảm cảm giác đau rát cho vùng da mắt.
Việc vệ sinh vùng da quanh mắt cần nhẹ nhàng, không lau mạnh. Bạn có thể sử dụng các dung dịch làm khô vết giời leo nhanh như eosin, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Người bệnh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm rau củ trái cây tươi để giải nhiệt và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
3.3. Cách chữa giời leo ở cổ
Sử dụng thuốc và giữ vệ sinh vùng da cổ sạch sẽ là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân cần mặc quần áo rộng rãi, khoét cổ, tránh để vải cọ xát vào vùng da tổn thương.
Khi ra ngoài, bạn nên che chắn cổ để tránh bụi bẩn từ môi trường khiến vết thương lâu lành hơn
4. Những lưu ý trong chữa trị giời leo
Trong quá trình điều trị bệnh giời leo hay bệnh zona thần kinh, bệnh nhân và gia đình cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không chạm vào vùng da phồng rộp, làm vỡ mụn nước
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân
- Tuyệt đối không đắp lá, thuốc dân gian, tránh bội nhiễm
- Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu.
- Khử trùng vật dụng để hạn chế nguy cơ lây lan
- Thực hiện lối sống lành mạnh
- Xây dựng chế độ ăn khoa học và giàu dinh dưỡng
- Thường xuyên tập luyện thể thao, nâng cao sức đề kháng
- Tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi
Nếu tình trạng bệnh có dấu hiệu lây lan rộng trên các vùng da, bạn nên tới trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh giời leo.