Bệnh Kawasaki là bệnh lý chủ yếu được ghi nhận ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu xuất hiện ở các quốc gia như Nhật, Mỹ, và ở cả Việt Nam. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các đặc điểm triệu chứng và cách điều trị bệnh kawasaki nhé!
Mục lục bài viết
1. Bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì?
Bệnh Kawasaki còn gọi được gọi với tên là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc. Đây là căn bệnh gây sưng viêm mạch máu, từ các mao mạch, đến các động mạch, tĩnh mạch. Kawasaki còn gây ảnh hưởng tới các động mạch vành ở tim, các hạch bạch huyết và gây nên các triệu chứng nguy hiểm cho cơ thể.
1.1. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh
Hiện nay, các bác sĩ và các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki. Các giả thuyết về nguồn gốc bệnh được đưa ra có thể là do:
- Nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, … )
- Nhiễm độc
- Yếu tố chủng tộc (trẻ em châu Á, gốc châu Á, châu Mỹ, …)
- Yếu tố môi trường sống
Các tác nhân gây bệnh trên đều tăng nguy cơ trẻ em bị mắc bệnh Kawasaki. Theo nghiên cứu và thực tế bệnh lý, các bé trai dễ bị bệnh Kawasaki hơn các bé gái. Độ tuổi trẻ mắc bệnh thường dưới 5 tuổi, nhất là ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ.
Căn bệnh này được một bác sĩ nhi khoa người Nhật mô tả và tìm hiểu triệu chứng từ năm 1967. Ước tính hiện nay, mỗi năm tại Mỹ có khoảng hơn 4.200 trẻ bị bệnh Kawasaki. Chúng cũng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở trẻ em.
1.2. Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?
Bệnh Kawasaki được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, rất có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng như:
- Viêm tắc tĩnh mạch
- Giãn tĩnh mạch vành
- Phình động mạch
- Loạn nhịp tim
- Nhồi máu cơ tim
- Suy tim
- Trụy tim
Bệnh Kawasaki có chữa khỏi được không? Bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị và trẻ sẽ hồi phục sau vài ngày. Trẻ không gặp phải vấn đề nào khi được điều trị. Và các tổn thương sẽ nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, trẻ sẽ gặp phải nguy hiểm khó lường.
Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi dễ gặp các biến chứng kể trên. Bệnh Kawasaki là nguyên nhân gây bệnh tim mạch phổ biến nhất ở trẻ em.
2. Triệu chứng bệnh Kawasaki
2.1. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, trẻ có thể biểu hiện ra một số triệu chứng không quá đặc trưng. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo ở dưới đây:
- Lưỡi nổi gai, lưỡi đỏ
- Sốt dai dẳng trên 5 ngày: Đây là biểu hiện thường thấy nhất. Các cơn sốt này thường khó thuyên giảm khi dùng thuốc hay kháng sinh thông thường.
- Phát ban đỏ, đồng ban xuất hiện ở toàn toàn thân
- Hạch bạch huyết sưng to ở vùng cổ, góc hàm
- Xung huyết kết mạc mắt: Mắt sưng đỏ, không chảy dịch
- Môi đỏ, nứt nẻ, rỉ máu
Các triệu chứng trên khá tương đồng với các bệnh sốt cấp tính như sốt phát ban, sốt nhiễm trùng, … Nên bệnh Kawasaki thường bị nhầm lẫn với các bệnh này.
2.2. Giai đoạn muộn
Sau khoảng 2 tuần khi trẻ sốt, trẻ sẽ có các triệu chứng của giai đoạn muộn. Biểu hiện thường thấy nhất là bong tróc da bàn tay, bàn tay. Một số trẻ còn có dấu hiệu bị đau khớp, viêm khớp cấp tính khi bị bệnh Kawasaki.
Triệu chứng bệnh trong giai đoạn muộn sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần sau khi bị sốt. Da trên bàn tay và bàn chân có thể sẽ bị bong tróc. Một số trẻ còn có thể bị đau khớp hoặc viêm khớp cấp tính.
Trẻ cũng có thể gặp các triệu chứng như:
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng, tiêu chảy
- Suy giảm, mất thính giác tạm thời
3. Phương pháp điều trị bệnh ở trẻ nhỏ
Bệnh nhi khi bị mắc bệnh Kawasaki cần được tới bệnh viện để được theo dõi và điều trị. Các loại thuốc và phương pháp điều trị có thể sử dụng có thể kể đến:
- Tiêm tĩnh mạch kháng thể (Gamma Globulin liều cao) . Đây là phương pháp điều trị hiệu quả giúp kiểm soát các triệu chứng.
- Tiêm Aspirin liều cao
- Dùng thuốc chống đông máu
- Kháng sinh theo liều phù hợp
4. Kawasaki có lây nhiễm hay không?
Bệnh Kawasaki không phải là một bệnh lý lây truyền. Không có báo cáo nào ghi nhận trường hợp lây bệnh từ trẻ này sang trẻ khác. Chúng cũng hiếm khi được thấy tại 2 trẻ cùng gia đình. Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng không lây lan trong xã hội
5. Xét nghiệm mắc Kawasaki ở trẻ em
Hiện nay, không có phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ, Khi các bậc phụ huynh phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ, hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế uy tín để chữa trị.
Bác sĩ có thể đưa ra một số xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh của trẻ như:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X quang
- Siêu âm tim
- Xem điện tâm đồ
6. Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh và sau điều trị
- Xây dựng lối sống lành mạnh
- Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng
- Tham gia thể dục, thể thao thường xuyên
- Tiêm vacxin sau 3 tháng điều trị
- Theo dõi sức khỏe của trẻ mỗi ngày
Hy vọng các thông tin trên đã giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh Kawasaki. Bệnh đã được ghi nhận nhiều ca mắc tại Việt Nam, chính vì vậy phụ huynh cần hết sức lưu ý.