Bệnh máu khó đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng bất ngờ. Chúng đe dọa tới tính mạng con người nếu không được kiểm soát kịp thời. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu sự nguy hiểm của bệnh máu khó đông và cách điều trị căn bệnh này nhé!
Mục lục bài viết
1. Bệnh máu khó đông nguy hiểm như thế nào?
1.1. Máu khó đông là bệnh gì?
Bệnh máu khó đông hay còn được biết đến là chứng rối loạn chảy máu. Chúng có tên khoa học là Hemophilia, và đôi khi được gọi là bệnh máu loãng. Bệnh nhân bị máu khó đông thiếu một số loại protein giúp đông máu. Cơ thể chúng ta có 13 loại protein như vậy, phối hợp với tiểu cầu giúp máu đông lại khi có tai nạn.
Tính trang xuất huyết khó kiểm soát ở người bệnh khiến cho hội chứng này trở nên nguy hiểm. Đây là căn bệnh di truyền thể lặn do gen quy định bị khiếm khuyết hay đột biến. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh máu khó đông là 1 : 5000 trẻ em.
1.2. Triệu chứng gặp phải khi bị máu khó đông
Người bệnh máu khó đông sẽ có những dấu hiệu như:
- Dễ chảy máu
- Khi bị xây xát, máu chảy không ngừng.
- Xuất hiện các vết bầm tím không có lý do
- Chảy máu ở vị trí các khớp khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, …
- Khớp xương sưng và có cảm giác đau
- Đi ngoài ra máu
Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng biểu hiện rõ ràng nhất là máu chảy
1.3. Chẩn đoán bệnh
Nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu không bình thường, hay tới các bệnh viện để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh kịp thời. Bởi bạn có thể gặp phải tai nạn chết người chỉ bởi một chấn thương do ngã hay đứt tay.
Theo các ước tính thống kê, chỉ có khoảng 50% người bệnh máu khó đông được phát hiện và chữa trị. Chính vì không được chẩn đoán và điều trị, nên người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Điều trị muộn còn tăng nguy cơ bệnh nhân bị tàn tật suốt đời.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh máu khó đông
2.1. Di truyền
Máu khó đông là bệnh lý do di truyền. Thế hệ sau có thể bị bệnh nếu không chú ý tầm soát và sàng lọc trước khi sinh.
2.2. Đột biến gen
Bên cạnh các yếu tố di truyền, một nguyên nhân khác là do đột biến gen. Bệnh máu khó đông do sai lệch về gen, gây ra bệnh cho thai nhi.
2.3. Đối tượng dễ bị mắc bệnh máu máu loãng
Gen gây bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể X. Nên con trai sẽ chỉ bị bệnh nếu bị di truyền từ mẹ.
Tỷ lệ nữ giới bị máu khó đông thấp hơn nam giới. Bởi nữ chỉ bị bệnh nếu nhận cả 2 nhiễm sắc thể X bị bệnh từ cả bố và mẹ. Vì vậy, các bé trai thường có nguy cơ bị bệnh máu loãng cao hơn.
Có thể thây nguy cơ mắc bệnh ở dưới phân tích sau:
- Bố bị bệnh, mẹ bình thường: Sinh con trai hoàn toàn bình thường, sinh con gái mang gen bệnh.
- Mẹ mang gen bệnh, bố bình thường thì 25% sinh con gái bình thường, và 25% con gái mang gen bệnh. Nếu sinh con trai thì 25% con trai bình thường, 25% con trai bị bệnh.
- Nếu bố bị bệnh, mẹ mang gen bệnh thì khả năng sinh con gái sẽ bị bệnh.
3. Làm gì khi bệnh nhân Hemophilia bị chảy máu?
Ở những người bị máu khó đông nhẹ, nếu bị chảy máu khi bị đứt tay, trầy xước, … Có thể can thiệp xử lý bằng cách:
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế vận động
- Chườm đá lên vết thương
- Nâng cao vị trí vết thương
- Băng bó vết thương.
Nếu sau 5 – 10 phút máu đã ngừng chay, thì bệnh nhân không cần phải đến bệnh viện.
Trong trường hợp đã không cầm được máu, người nhà cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Việc xử lý vết thương kịp thời sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Bệnh nhân trước khi thực hiện các ca nhổ răng, phẩu thuật, cắt bỏ amidan, … Cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh máu khó đông của bản thân.
4. Điều trị bệnh máu khó đông
Điều trị bệnh máu khó đông cần sự kiên trì. Chúng ta phải mất một thời gian dài và kết quả cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Có thể sử dụng các yếu tố giúp đông máu thay thế. Các yếu tố này có thể láy từ máu được hiện tặng, hoặc các nguồn khác không phải máu. Các hormon như desmopressin có thể được dùng để kích thích sự giải phóng protein giúp đông máu.
Tầm soát trước khi sinh có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc chứng máu khó đông.
5. Lưu ý dành cho người mắc bệnh máu khó đông
Gia đình và bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông cần ghi nhớ:
- Không châm cứu, tiêm bắp
- Không massage, giác hơi
- Chế độ ăn của người bị máu khó đông: bổ sung bí ngô, rau cải, khoai tây
- Đến các cơ sở y tế khám nếu trong gia đình có người bị bệnh loãng
- Khám sức khỏe định kỳ
- Khi sử dụng thuốc hỗ trợ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Hy vọng với các thông tin bổ ích trên, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh máu khó đông. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu đáng nghi nào, hãy đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra nhé.