Bệnh thủy đậu cần kiêng gì? Triệu chứng nhận biết và chăm sóc người bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu cần kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc căn bệnh này. Bệnh thủy đậu là một căn bệnh lây nhiễm do virus gây ra, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh dễ dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu và các biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu triệu chứng và cách chăm sóc, điều trị cho người bị bệnh thủy đậu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu chung bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Tìm hiểu chung bệnh thủy đậu là bệnh gì?

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thủy đậu được biết đến là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus thủy đậu – Varicella virus. Loại virus này là tác nhân chính gây ra thủy đậu và zona thần kinh ở người.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh, phổ biến ở trẻ em hơn là ở người lớn. Bệnh có thể lây qua nhiều đường khác nhau, trực tiếp từ người này sang người khác. Con đường lây bệnh chủ yếu là:

  • Lây qua không khí (từ các giọt bắn li ti mà người bệnh phát tán ra môi trường khi ho, nói chuyện, hắt hơi. …)
  • Tiếp xúc với chất dịch từ các nốt mụn nước.
  • Gián tiếp lây qua các đồ vật bị nhiễm virus từ người bệnh (dùng chung khăn, bàn chải, …)

1.2. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp

Bệnh thủy đậu không phải là một bệnh da liễu ngoài da đơn thuần. Chúng nếu không được điều trị, chăm sóc kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh thủy đậu là một bệnh đáng lo ngại, nhất là với phụ nữ có thai. Thủy đậu gây sảy thai hoặc dị tật cho thai nhi. Nếu trẻ sơ sinh bị thủy đậu từ mẹ, triệu chứng bệnh cũng nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao, tới gần 30%.

2. Triệu chứng các giai đoạn bị bệnh thủy đậu

Triệu chứng các giai đoạn bị bệnh thủy đậu

Tùy theo giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mà sẽ có các triệu chứng riêng.

2.1. Thời kỳ ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 10 – 20 ngày. Virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể con người và gần như chúng không biểu hiện ra bất kỳ biểu hiện nào. Chính vì vậy, rất khó để phát hiện bệnh từ sớm.

2.2. Thời kỳ khởi phát

Sau khi ủ bệnh, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như

  • Phát ban đỏ: xuất hiện với đường kính 2 – 3 mm
  • Sốt nhẹ, âm ỉ không hạ nhiệt
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Viêm họng
  • Một số bệnh nhân có hạch sau tai

2.3. Giai đoạn toàn phát

Các nốt ban đỏ sau đó phồng nước, tạo cảm giác ngứa rát da rất khó chịu. Các nốt mụn nước này lan dần ra toàn thân, mọc kín trên da, niêm mạc miệng,… Các nốt mụn nước này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Trong một số trường hợp, mụn nước sưng lớn hơn, có thể xuất hiện mủ do nhiễm trùng, khiến dịch trở nên đục hơn.

Bên cạnh đó, người bị bệnh thủy đậu sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Sốt cao
  • Nôn, buồn nôn
  • Đau đầu
  • Đau nhức cơ

2.4. Giai đoạn hồi phục

Sau khi các nốt mụn nước xuất hiện khoảng 10 ngày, chúng sẽ tự vỡ và đóng vảy lại. Người nhà và bệnh nhân cần lưu ý giữ vệ sinh vết thủy đậu để tránh nhiễm trùng. Bạn nên kết hợp sử dụng với kem trị sẹo, trị thâm sau khi hết bệnh.

3. Chữa trị và chăm sóc người bệnh thủy đậu

chăm sóc người bệnh thủy đậu

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Bệnh nhân sẽ được dùng các phương pháp, thuốc hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Người bệnh có thể được điều trị tại nhà hoặc phải nhập viện nếu bệnh nặng.

Người bị bệnh thủy đậu nên chủ động cách ly để tránh lây bệnh cho người khác. Người nhà bệnh nhân nếu chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vacxin thủy đậu, cần tránh tiếp xúc với người bệnh. Cần chú ý một số lưu ý sau khi chăm sóc người bệnh:

  • Cho bệnh nhân mặc đồ thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi
  • Tránh làm vỡ các nốt mụn nước
  • Không gãi ngứa, khiến bệnh lây mạnh hơn
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, không nên kiêng tắm
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn trên các nốt mụn thủy đậu
  • Kiêng gió
  • Bôi thuốc xanh methylen, không bôi tetracyclin, penicillin hay thuốc đỏ.

Nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như co giật, hôn mê, khó thở, … Người nhà cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Người nhà không nên tự ý dùng các phương pháp dân gian để điều trị cho trẻ. Tránh trường hợp gây nhiễm trùng nặng cho bệnh nhi.

4. Bị thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì?

Bị thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Những loại món ăn mà người bệnh thủy đậu nên ăn:

  • Rau xanh: Cải xanh, súp lơ, cà rốt, măng tây,…
  • Trái cây giàu vitamin: cam, dưa chuột, …
  • Ngũ cốc, các loại đậu nành, …

Bệnh thủy đậu cần kiêng gì?

  • Món ăn nhiều gia vị, cay nóng như gừng, tiêu, tỏi, mù tạt, ớt, …
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán
  • Thực phẩm nhiều muối
  • Đồ ăn nhanh
  • Thịt đỏ
  • Chế phẩm từ sữa
  • Tránh ăn hải sản
  • Kiêng đồ nếp như xôi, bánh chưng, …

5. Tiêm vacxin phòng chống thủy đậu

Tiêm vacxin phòng chống thủy đậu

Vaccine thuỷ đậu là biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả nhất. Vacxin giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus. Đối tượng cần tiêm vacxin:

  • Tiêm lần 1 ở tất cả trẻ em từ 1 – 1,5 tuổi
  • Tiêm lần 2 khi trẻ trên 13 tuổi

Sau khi tiêm, cơ thể con người có 80 – 90% có thể phòng bệnh trước virus thủy đậu.

Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh thủy đậu và cách chăm sóc người bệnh đúng cách.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN