Bệnh uốn ván là bệnh gì? Các biểu hiện khi bị uốn ván và cách xử lý phòng tránh

Bệnh uốn ván là một căn bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt nguy hiểm. Chúng có tỷ lệ tử vong rất cao, bởi độc tố thâm nhập vào cơ thể. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu cách xử lý và phòng tránh bệnh uốn ván trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu bệnh uốn ván là gì?

Tìm hiểu bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván có tác nhân là độc tố Tetanospasmin – một loại độc protein mạnh. Đây là loại độc do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra, gây tăng trương lực, cùng với các cơn co cứng.

Trực khuẩn uốn ván phát triển và giải phòng độc tố vào máu. Sau đó chúng tấn công hệ thần kinh, các hệ cơ, khiến nạn nhân bị cứng cơ, co giật.

Uốn ván gây nhiễm trùng và tỷ lệ người tử vong vì căn bệnh này rất cao. Từ 20 % đến 90 % người bị uốn ván không thể qua khỏi. Đặc biệt là ở trẻ em, tỉ lệ tử vong khi bị uốn ván rốn lên đến trên 95%. Uốn ván thường xuất hiện ở các vùng nông thôn, hay các nước kém phát triển.

Bệnh uốn ván thường xảy ra sau khi nạn nhân gặp phải một tổn thương cấp tính. Ví dụ như các vết rách ra, bỏng da, sinh đẻ, …

Thời kỳ ủ bệnh uốn ván từ 4 – 21 ngày, bệnh nhân không nên chủ quan. Cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

2. Nguyên nhân con người bị nhiễm khuẩn uốn ván

Nguyên nhân con người bị nhiễm khuẩn uốn ván

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn uốn ván. Chúng sinh ra các nha bào uốn ván, và các nha bào này tồn tại rất lâu ngoài môi trường. Chúng vẫn có thể gây bệnh dù đã ở môi trường tới 4 – 5 năm.

Các nha bào xâm nhập và tấn công vào cơ thể chúng ta qua các vết thương hở. Các vết thương sâu giúp khuẩn uốn ván tiếp cận và hủy hoại các cơ quan. Các nguyên nhân trực tiếp có thể liệt kê như:

  • Dẫm phải đinh
  • Chân, tay bị rách trong khi làm việc tại môi trường đất bẩn.
  • Tiếp xúc với các chất thải, phân gia súc
  • Các vết thương hở không được băng bó, sát khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn
  • Nhiễm uốn ván sau phẫu thuật
  • Nạo phá thai không đảm bảo an toàn
  • Tiêm chích bằng kim tiêm bẩn.
  • Trẻ sơ sinh nhiểm khuẩn uốn ván khi cắt dây rốn

Những đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao:

  • Người làm vườn
  • Công nhân ở các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
  • Lao công dọn vệ sinh
  • Công nhân, thợ xây dựng
  • Bộ đội

3. Các biểu hiện nhận biết bị bệnh uốn ván

Các biểu hiện nhận biết bị bệnh uốn ván

3.1. Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh uốn ván từ 4 – 21 ngày. Trong thời gian nay, người bệnh chưa có biểu hiện, triệu chứng cụ thể của bệnh. Bệnh nhân có thể cảm thấy bị cứng hàm. Nếu phát bệnh càng sớm, thời gian ủ bệnh ngắn, thì bệnh càng nặng.

3.2. Thời kỳ khởi phát

Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như:

  • Cứng hàm, nói khó, khó nhai, khó nuốt
  • Co giật, co thắt họng, thanh quản
  • Co cứng cơ mặt, cơ tay, cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng …

Các cơn co cứng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn. Đồng thời các biểu hiện khác có thể gặp như sốt cao, đổ mồ hôi, bồn chồn, tim đập nhanh.

3.3. Thời kỳ toàn phát

Sau các cơn cơ giật toàn thâm, người bệnh sẽ gặp vấn đề về sức khỏe trầm trọng như:

  • Các cơn đau toàn thân do co cứng cơ liên tục.
  • Co thắt thanh quản, gây khó thở, suy hô hấp
  • Cơ thể tím tái, có thể dẫn đến tim ngừng đập
  • Các cơn co giật kèo dài đến vài phút, có thể tử vong
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Hạ huyết áp, tăng huyết áp đột ngột

3.4. Thời kỳ lui bệnh

Khi các cơn co giật thưa dần, tình trạng co cứng có phần thuyên giảm. Bệnh tình bệnh nhân có phần tiến triển. Tuy nhiên, để có thể hồi phục hoàn toàn, có thể sẽ mất vài tuần đến vài tháng

3.5. Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ trẻ cần theo dõi trong 1 tháng đầu sau sinh. Các triệu chứng bệnh uốn ván rốn ở trẻ sẽ có các biểu hiện như:

  • Trẻ không bú được do cứng hàm
  • Co cứng toàn thân
  • Ưỡn người cong

Bệnh uốn ván rốn của trẻ có nguyên nhân do cắt day rốn sai quy trình, khống ẩm bảo điều kiện vô khuẩn. Hoặc chăm sóc vết cắt không vệ sinh, dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến tử vong.

4. Cần làm gì khi bị bệnh uốn ván?

Cần làm gì khi bị bệnh uốn ván?

Nguyên tác điều trị uốn ván là

  • Loại trừ trực khuẩn uốn ván
  • Trung hòa độc tố
  • Hỗ trợ và bảo vệ hệ hô hấp
  • Ngăn ngừa co cứng cơ
  • Theo dõi tim mạch

Bệnh nhân cần được chăm sóc sát sao, hạn chế sự kích thích tới cơ thể. Phòng bệnh cần yên tinh và sạch sẽ, thường xuyêm kiểm tra đường thở và vết thương trên cơ thể.

Các loại thuốc cần sử dụng:

  • Kháng độc tố uốn ván: tiêm Globulin trước khi điều trị
  • Kháng sinh: Tiêu diệt tế bào gây độc tố
  • Thuốc kiểm soát cơn co cứng: diazepam, lorazepam, barbiturat, chlorpromazin.
  • Máy móc hỗ trợ điều trị
  • Vaccin sau khi phục hồi

5. Tiêm vaccin phòng uốn ván

Tiêm vaccin phòng uốn ván

Để phòng bệnh uốn ván, cách tốt nhất hiện nat là tiêm phòng vắc-xin. Bạn có thể lựa chọn vắcxin thuần, hoặc vắc-xin kết hợp, tùy theo nhu cầu và độ tuổi.

Đồng thời, bạn cần tránh những tác nhân dẫn đến bệnh uốn ván mà chúng tôi đã liệt kê phía trên. Hy vọng với các thông tin nay, bạn đã hiểu hơn về bệnh uốn ván cũng như cách phòng tránh chúng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN