Bệnh thủy đậu là một trong số những bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan thành dịch. Cùng khaibaoyte tìm hiểu về căn bệnh này, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh để không gặp biến chứng nguy hiểm.
Mục lục bài viết
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu hay còn được gọi một tên khác là trái rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cả ở trẻ em và người lớn. Bệnh dễ trở thành dịch nếu không biết phòng bệnh đúng cách. Thời điểm dễ gây ra bệnh là đông và đầu mùa xuân khi thời tiết nồm ẩm. Bệnh dễ lây nhiễm, có nhiều con đường lây nhiễm và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng thủy đậu
Bệnh thủy đậu xuất hiện các triệu chứng khác nhau qua 4 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn 1: ủ bệnh từ 10 – 12 ngày
Giai đoạn này chỉ là cơ thể người bệnh bắt đầu nhiễm virus. Do đó, người bệnh sẽ chưa thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cả.
2.2. Giai đoạn 2: khởi phát
Người bị thủy đậu sẽ có những triệu chứng ban đầu là: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Trong khoảng 24 – 48 giờ sau đó trên da sẽ xuất hiện ban đỏ có đường kính khoảng vài milimet. Nhiều trường hợp còn nổi hạch sau tai và viêm họng.
2.3. Giai đoạn 3: toàn phát
Ở giai đoạn này người bị bệnh thủy đậu sẽ gặp những biểu hiện như: sốt cao, buồn nôn, nôn, mỏi cơ, đau đầu. Nốt ban đỏ sẽ thành phỏng nước tròn khiến cơ thể khó chịu, ngứa rát. Những nốt ban đỏ lan ra toàn thân nhanh chóng. Chúng còn có thể xuất hiện trong niêm mạc miệng khiên người bệnh ăn uống khó khăn. Trường hợp nặng hơn, người bệnh bị nhiễm trùng thì mụn nước to hơn. Chất dịch trong mụn có màu đục, mủ khá khó chịu.
2.4. Giai đoạn 4: hồi phục
Sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh là lúc người bệnh đã bước sang giai đoạn hổi phục. Mụn nước lúc này tự vỡ, tự khô lại và bong vẩy. Giai đoạn này cực quan trọng khi cần vệ sinh các nốt mụn tốt để tránh nhiễm trùng. Nếu không chú ý vệ sinh có thể vết mụn sẽ thành sẹo lỗi, lõm hoặc bị biến chứng.
3. Thủy đậu lây qua đường nào?
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan từ khi các vết loét xuất hiện ở miệng hoặc cổ. Bệnh sẽ lây qua các con đường sau:
Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết người bệnh
Khi tiếp xúc với người bệnh trực tiếp qua dịch tiết từ mụn nước, nước bọt, dịch mũi khi nói chuyện gần. Hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ khiến người xung quanh dễ bị dính dịch tiết thủy đậu.
Chung vật dụng cá nhân
Việc dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị thủy đậu sẽ khiến người đó dễ bị lây bệnh.
Lây từ mẹ sang thai nhi
Khi người mẹ đang mang bầu bị thủy đậu cũng có thể lây bệnh cho thai nhi hoặc thậm chí lây khi sinh nở.
4. Cách chữa thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính và hiện chưa có thuốc đặc trị riêng. Phương pháp chính là hỗ trợ điều trị. Người mắc bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ thăm khám. Riêng với những ca bệnh bị biến chứng cần thăm khám và điều trị trực tiếp tại bệnh viện để đảm bảo lộ trình phù hợp.
Trường hợp tự điều trị tại nhà cần lưu ý:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải mềm, dễ thấm hút mồ hôi. Mục đích để cơ thể thoải mái và không va chạm làm vỡ các nốt mụn nước.
- Tránh ra gió nhiều sẽ khiến bệnh dễ lây lan.
- Không được gãi vào các nốt mụn nước để mụn không lây lan dịch tiết ra toàn cơ thể.
- Sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không chà xát các nốt mụn.
- Khi thấy những dấu hiệu bất thường của thủy đậu, cần ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời.
- Cần cách ly với người nhà, không dùng chung vật dụng cá nhân để lây cho người khác.
Dùng thuốc điều trị bệnh cần lưu ý:
- Dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước để kháng viêm cũng như ngăn ngừa sẹo.
- Dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên nốt mụn khi mụn đã bị vỡ ra.
- Tuyệt đối không dùng thuốc mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai, tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có thành phần Phenol.
5. Bị thủy đậu có được tắm không?
Theo quan niệm xưa, cần kiêng tắm và kiêng gió khi bị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, ngày nay, người bị bệnh cần tắm rửa sạch sẽ với nước ấm. Khi tắm, người bệnh nên chú ý nhẹ nhàng, không chà sát khiến mụn nước vỡ. Không cào, gãi vết mụn khiến mụn lở loét nhiễm trùng.
6. Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Người bệnh thủy đậu sẽ phải trải qua 4 giai đoạn của bệnh, thời gian từ 7-10 ngày khởi phát, 7-10 ngày toàn phát cho đến khi khỏi bệnh.
Với những ai hệ miễn dịch yếu, đề kháng kém, bệnh thủy đậu có thể lâu khỏi hơn. Thời gian kéo dài từ 2 -3 tuần mới khỏi hẳn.
7. Vacxin thủy đậu
Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị nhưng lại có cách phòng bệnh hiệu quả. Đó là vacxin thủy đậu. Theo nghiên cứu có tới 97% những người đã tiêm phòng vắc xin thủy đậu tránh được bệnh này. Theo như khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC):
* Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm 2 mũi: mũi 1 là mũi đầu tiên, mũi 2 cách sau mũi 1 3 tháng.
* Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần.
Hy vọng, những thông tin trên đã giúp quý bạn đọc có những kiến thức cơ bản về bệnh thủy đậu. Ngoài việc biết được cách điều trị, chúng ta cần tiêm phòng đầy đủ để hạn chế lây lan thành dịch cộng đồng đáng lo ngại.