Bệnh dại là gì? Triệu chứng và những điều cần biết về dại ở người

Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng thường xảy ra khi bệnh nhân bị chó bị dại hoặc động vật dại cắn. Đây có thể coi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây tử vong nhanh chóng và đau đớn. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu cách xử lý khi bị bệnh dại và cách phòng bệnh ở người nhé!

1. Tìm hiểu chung bệnh dại là gì?

bệnh dại là gì?

Bệnh dại gây ra bởi tác nhân chính là virus dại Rabies. Rabies là virus cấp tính, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thần kinh trung ương. Thông thường, chó là động vật hay bị dại nhất. Gần 100% trường hợp người bị bệnh dại là do bị chó cắn.

1.1. Triệu chứng khi bị dại

Bệnh dại khiến cơ thể bệnh nhân tử vong một cách nhanh chóng. Một khi người bệnh đã lên cơn dại, người bệnh sẽ vật lộn trong đau đớn và vô cùng hoảng loạn. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 70 người chết vì dại. Hầu hết các ca bệnh tử vong đều do không tiêm vacxin phòng dại.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khi người bệnh đã xuất hiện các biểu hiện dại, thường sẽ tử vong. Các triệu chứng của người bị dại:

  • Đau đớn, ngứa ngáy ở vết cắn
  • Sốt cao, mệt mỏi
  • Đau nhức đầu
  • Sợ nước, co thắt cổ họng
  • Sợ ánh sáng, sợ âm thanh, tiếng ồn
  • Căng thẳng, lo lắng về cái chết
  • Tức giận, tăng động hoặc trầm cảm

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 70.000 người tử vong do dại. Tác nhân gây bệnh trực tiếp là Rhabdo virus. Loại virus này thường được tìm thấy trong nước bọt của các loại động vật như chó.

Con người bị dại thường do bị động vật cắn. Một số trường hợp, dại có thể lây qua các vết thương hở hoặc niêm mạc mắt, mũi, … Động vật dại liếm vết thương, mặt của người bình thường cũng có thể bị lây bệnh.

Những người hay tham gia thám hiểm, tiếp xúc với động vật hoang dã cũng có nguy cơ bị dại. Những người làm trong phòng nghiên cứu, bác sĩ thú y cũng là đối tượng cần cẩn thận để không bị nhiễm dại.

2. Bệnh dại có thể chữa khỏi được không?

Bệnh dại có thể chữa khỏi được không?

Hiện nay, nếu như người bệnh đã có các triệu chứng dại, thì gần như không có phương pháp điều trị. Bác sĩ chỉ có thể giúp bệnh nhân không bị quá đau đớn về thể xác, tinh thần. Các loại thuốc thường được sử dụng là

  • Thuốc an thần diazepam, morphin, …
  • Thuốc kiểm soát co thắt cơ bắp

Giữ người bệnh trong phòng bệnh yên tĩnh, ánh sáng nhẹ. Tránh các kích thích từ môi trường bên ngoài. Người chăm sóc bệnh nhân dại cần chú ý không tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân. Các vết thương hở cần được xử lý và tránh tiếp xúc với những người xung quanh.

3. Bệnh dại ở người có tiến triển như nào?

bệnh dại ở người

Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại ở người khá giống với các bệnh cúm khác.

Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện khái quát như:

  • Cảm thấy bị mất sức
  • Sốt cao, đau đầu

Virus sẽ di chuyển dọc theo dây thần kinh với tốc độ khoảng 20 mm mỗi ngày. Khi virus đến tủy sống và não, người bệnh sẽ bị thay đổi tính cách, hành vi. Bệnh dại có hai dạng là dạng bệnh hung dữ và dạng bệnh thể liệt.

3.1. Thể hung dữ

Người bệnh mắc bệnh thuộc dạng này sẽ có các biểu hiện kích thích tâm thần. Thay đổi tính cách khiến bệnh nhân điên khùng, hung dữ hơn, thích đập phá, sốc, co giật và tử vong nhanh.

Tình trạng bệnh có thể trầm trọng tăng nhanh do âm thanh ổn, hoặc ánh sáng, mùi hương. Khoảng 3 – 5 ngày bệnh nhân sẽ tử vong.

3.2. Thể liệt

Đây là dạng bệnh khi bệnh nhân bị nhiễm virus dại, sau đó có tiêm vacxin nhưng virus lúc đó đã đến não. Có tiêm phòng nhưng muộn, mặc dù vẫn nguy hiểm, có thể giúp bệnh nhân không bị sợ gió, sợ nước.

Bệnh nhân ban đầu có thể bị đau cột sống, liệt chân, liệt tay. Sau đó có nguy cơ liệt thần kinh, ngừng thở, ngừng tim, thậm chí tử vong.

4. Xử lý khi nghi ngờ bị chó dại cắn

Xử lý khi nghi ngờ bị chó dại cắn

4.1. Xử lý vết thương sau khi bị cắn

  • Rửa ngay vết thương với xà phòng và xả dưới dòng nước sạch trong 15 phút.
  • Làm sạch vết thương với cồn 70 độ hoặc povidone – iodine
  • Băng vết thương bằng gạc vô trùng
  • Đưa nạn nhân tới cơ sở y tế một cách nhanh chóng nhất
  • Không để vết thương tiếp xúc với nước ép thực vật, đắp lá dân gian, … để tránh nhiễm trùng

4.2. Tiêm vacxin phòng bệnh dại (PEP)

Tiêm vacxin phòng dại là bắt buộc sau khi bị động vật như chó mèo cắn và có các biểu hiện như:

  • Vết cắn đã làm vỡ da, trầy xước
  • Vết cắn bị chảy máu
  • Nước bọt động vật dính vào vết thương

Người bệnh cần tiêm vacxin sớm ngay sau khi bị cắn, tránh để lâu, virus di chuyển tới não sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

5. Phòng tránh bệnh dại ở người

Phòng tránh bệnh dại ở người
  • Cách phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất là chủ động tiêu hủy súc vật bị bệnh dại. Tránh bị chúng cắn hay làm bị thương.
  • Khi nuôi chó mèo, người chủ cần tiêm vacxin cho thú cưng
  • Tránh cho trẻ nhỏ chơi cùng động vật hoang dã, nhất là chó mèo hoang

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh dại và sự nguy hiểm của căn bệnh này. Nếu bị chó mèo nghi ngờ dại cắn, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn điều trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN