Bệnh trầm cảm là một bệnh tâm lý đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh nhân sẽ có những cảm xúc tiêu cực, giảm hứng thú và có thể thực hiện nhiều hành động nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh trầm cảm và cách cải thiện nhé!
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm có tên tiếng anh là Depression. Đây là một bệnh lý rối loạn tâm lý thường gặp, đặc biệt là trong nhịp sống xã hội hiện nay. Nhiều người không coi đây là một căn bệnh. Nhưng thực sự trầm cảm là một “bệnh” có thể cướp đi mạng sống của con người.
Người bị trầm cảm cần được quan tâm và điều trị bằng các liệu pháp phù hợp. Nếu bị trầm cảm nhẹ, người bệnh có thể không cần dùng thuốc, mà cần được hỗ trợ tâm lý. Sự quan tâm từ gia đình, bác sĩ là rất cần thiết.
Theo một số thống kê, có đến 80% dân số thế giới đã từng hoặc đang trong trạng thái trầm cảm. Người mắc bệnh trầm cảm bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực. Khiến họ có tâm trạng buồn bã, đau khổ, dẫn đến giảm sút về tinh thần. Không chỉ thế, sức khỏe thể chất của người bị trầm cảm cũng bị ảnh hưởng.
Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ người nào, ở mọi độ tuổi và giới tính. Hội chứng trầm cảm thường phổ biến hơn ở những người thất nghiệp, đổ vỡ trong chuyện tình cảm, gia đình, …
2. Dấu hiệu cho biết bạn đang bị trầm cảm
Người bị trầm cảm có thể gặp các triệu chứng như dưới đây. Có thể không
2.1. Tâm trạng buồn
Người bệnh trầm cảm luôn cảm thấy nỗi buồn rầu, chán nản và ủ rũ. Những cảm xúc này có thể biểu hiện lên qua khuôn mặt, hành động của người bệnh. Nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được khí sắc trầm buồn này. Một số người bị trầm cảm vẫn tỏ ra vui vẻ, nhưng suy sụp tinh thần một cách âm thầm.
2.2. Giảm hứng thú
Người bệnh trầm cảm thường mất đi sự hào hứng với các sự việc trong cuộc sống. Ngay cả với các sở thích trước đây, người bệnh cũng không muốn quan tâm. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị giảm ham muốn, lãnh cảm ở nữ và rối loạn cương dương ở nam, …
2.3. Mất ngủ
Gần 100% bệnh nhân bị trầm cảm đều bị rối loạn giấc ngủ. Người bệnh trằn trọc và khó ngủ, hoặc có thể rất buồn ngủ nhưng ko ngủ được. Nhiều bệnh nhân cho biết họ sẽ thức dậy sớm hơn bình thường, trung bình họ chỉ ngủ khoảng 4 -5 tiếng. Một số bệnh nhân thức trắng đêm dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
2.4. Ăn không ngon
Mất vị giác, khô miệng, giảm cân do không ngon miệng xảy ra khá phổ biến. Người bệnh trầm cảm không chỉ bị ảnh hưởng tâm lý, mà về thể chất cũng bị ảnh hưởng. Khi không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh có thể bị ngất xỉu, tụt huyết áp, …
2.5. Suy nghĩ tiêu cực
Những người bị bệnh trầm cảm cảm thấy bản thân vô dụng, tuyệt vọng về cuộc sống. Những suy nghĩ tội lỗi này khiến bệnh nhân mất niềm tin vào bản thân, trở thành bóng đen tâm lý khó vượt qua. Người nhà cần có sự quan tâm tới bệnh nhân, không để người bệnh tuyệt vọng, nghĩ đến cái chết để “giải thoát”.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao
Khi đối mặt với một sang chấn tâm lý, hoặc sự dày vò stress kéo dài, con người dễ mắc bệnh trầm cảm. Theo các bác sĩ tâm lý, các yếu tố khiến con người dễ trở nên trầm cảm có thể kể đến:
- Trầm cảm sau sinh
- Thất nghiệp, phá sản, áp lực công việc
- Hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng
- Mất đi người thân, thành viên trong gia đình
- Áp lực học tập, áp lực từ gia đình
- Chấn thương sau tai nạn
4. Cần làm gì khi bạn bị trầm cảm?
Bạn có thể tự mình vượt qua bệnh trầm cảm, nếu bạn kiên trì và vượt qua chính mình. Một số phương pháp giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm:
- Hồi tưởng lại các kỷ niệm vui vẻ, ấm áp
- Chấp nhận và vượt qua nỗi đau
- Đặt ra mục tiêu sống
- Tận hưởng hiện tại
- Tìm kiếm các sở thích mới
- Tránh xa chất kích thích
Bạn cần nhớ rằng, bệnh trầm cảm là một căn bệnh. Bạn không nên cảm thấy xấu hổ hay ngại ngùng khi tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Nhận sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và bác sĩ sẽ giúp bạn vượt qua trầm cảm.
5. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một trong những lý do dẫn đến việc tự sát trong xã hội. Vì vậy, sử dụng các biện pháp điều trị tâm lý là vô cùng cần thiết. Chữa trị kịp thời nhằm giúp bệnh nhân thoải mái và cải thiện về tinh thần.
Nguyên tắc điều trị:
- Cắt giảm, xóa bỏ các nút rối cảm xúc
- Chống lại sự tiêu cực
- Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng
- Cảm thông, chia sẻ và gần gũi
Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp cũng là một cách chống chọi lại với bệnh trầm cảm.
Hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh trầm cảm và giúp đỡ những người bị trầm cảm thoát khỏi sự ám ảnh.