Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh gout do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể khiến cho tình trạng tích tụ axit uric trong máu, thận không kịp đào thải và gây viêm, sưng ở các khớp. Biến chứng của bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống và kiêng khem khoa học. Cùng Khaibaoyte tổng hợp những thông tin về bệnh cũng như những loai thực phẩm nên và không nên ăn cho người bị bệnh gout.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) còn có tên gọi khác là thống phong. Bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Điều này khiến cho thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Thông thường axit uric thường vô hại và được đào thải qua nước tiểu, phân. Nhưng với người bị bệnh gout, chính lượng axit uric trong máu không được đào thải này sẽ tích tụ qua thời gian. Chúng tích tụ tập trung ở khớp và gây viêm sưng, đau đớn cho người bệnh.

Đặc trưng nhất ở người bệnh gout là những cơn đau giữa đêm và sưng đỏ các khớp viêm, nhất là khớp ở ngón chân cái. Ngoài ra, các khớp khác cũng bị ảnh hưởng như (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân). Một số khớp ở bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cột sống cũng ảnh hưởng nhưng ít gặp hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gout
  • Về nguyên nhân gây bệnh gout chính là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng này là do sử dụng rượu bia, ăn uống thừa chất đạm.
  • Do di truyền hoặc do tác động môi trường.
  • Người đang mắc các bệnh lý về thận sẽ khiến thận giảm chức năng đào thải dẫn đến hiện tượng cơ thể tích tụ acid uric. Một số bệnh lý khác về tim mạch cũng có thể dẫn đến bệnh như: bạch cầu cấp, huyết áp cao, tim bẩm sinh,…
  • Nguyên nhân gây bệnh tiếp theo là do sử dụng một số thuốc: aspirin làm tăng nồng độ acid urich, thuốc lợi tiểu,…
  • Tuổi tác, giới tính cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, nam thường mắc cao hơn nữ và thường ở độ tuổi 30 – 60 tuổi.
  • Người bị thừa cân, mắc bệnh béo phì cũng dễ bị bệnh gout.

3. Triệu chứng bệnh gout

Triệu chứng bệnh gout

Một số dấu hiệu cơ bản thường gặp ở bệnh gout người bệnh cần chú ý:

  • Đau dữ dội nhất là vào ban đêm
  • Sưng đỏ, cảm giác nóng quanh các vị trí khớp
  • Giảm khả năng vận động của bệnh nhân
  • Thông thường các dấu hiệu đau liên tục từ 5 – 7 ngày và giảm dần. Sau đó khớp lại bình thường trở lại.
  • Người bệnh có thể gặp tình trạng sốt nhẹ, ớn lạnh, sức khỏe kém, ăn kém

Với những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các chuyên khoa để thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, chụp X – quang, kiểm tra dịch lỏng tại khớp, siêu âm. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ giúp người bệnh giảm thiếu tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout.

4. Bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì?

Người bị bệnh gout, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng để giúp người bệnh nhanh đẩy lùi bệnh tật. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là một trong số những yếu tố hàng đầu giúp người bệnh nhanh khỏe mạnh và không gặp thêm các biến chứng không đáng có. Một số loại thực phẩm người bị bệnh gout nên ăn như:

  • Tăng cường thêm hàm lượng vitamin C mỗi ngày: 500 – 1000mg.
  • Nên uống nhiều nước từ 3 lít nước để giúp cơ thể đào thải acid uric.
  • Nên ăn các loại thịt ít purin hơn như thịt có màu trắng như: thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo …Mỗi ngày cơ thể cần nạp 50-100g lượng protein cần thiết.
  • Người bệnh nên ăn tinh bột và các thực phẩm giàu carbohydrate bởi chúng chứa một lượng purin an toàn. Các loại tinh bột an toàn cho người bệnh gout: mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì….
  • Bổ sung thực phẩm thảo dược tốt cho việc đào thải axit uric trong máu ra ngoài: cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake,…
  • Các loại rau củ ít purin tốt cho người bệnh gout như: rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà….Chúng chứa chỉ khoảng 20-25 mg purin. Tuy nhiên, trừ các loại nấm, giá đỗ, măng tây.
  • Dầu ăn cần sử dụng những loại dầu tự nhiên như dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm lượng chất béo không tốt cho cơ thể.
  • Nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế món chiên, xào, nhiều dầu mỡ..

5. Bệnh gout kiêng ăn gì?

Bệnh gout kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ bị bệnh nặng hơn. Do đó, người bị bệnh gout cần có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế hoặc tuyệt đối tránh các thực phẩm sau.

  • Thực phẩm có lượng purin cao dễ tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính cần hạn chế tối đa. Một số thực phẩm cần tránh như nội tạng động vật, thịt bò, tôm cua, ghẹ, …động vật có vỏ (sò, ốc, hến,..)
  • Các loại rau cần tránh: rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
  • Tránh các chất béo trong khẩu phần ăn: chọn thịt nạc, không ăn da đối với thực phẩm gia cầm.
  • Tuyệt đối tránh các loại đồ chua, đồ lên men, nấm, măng, giá đỗ vì dễ làm tăng độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng gia vị như ớt, hạt tiêu vì dễ gây hưng phấn thần kinh, gây tái phát bệnh gout.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia vì dễ gia tăng sự tạo axit uric trong gan cũng như ngăn cản thận thải axit uric.

6. Điều trị bệnh gout

Điều trị bệnh gout

Để điều trị căn bệnh này, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh cần có ý thức thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

6.1. Thuốc điều trị bệnh gout

Thông thường, đơn thuốc trị bệnh gout cơ bản sẽ gồm các loại: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc ức chế sản sinh acid uric và thuốc tăng đào thải acid,…Tùy theo mức độ của bệnh ở mỗi giai đoạn mà bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân. Người bị bệnh gout cần tuân thủ theo đơn thuốc, uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

6.2. Chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ

Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc, người bị bệnh gout cần thay đổi lối sinh hoạt để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

  • Cần tránh các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, purin. Tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và uống nhiều nước, tốt nhất là 3 lít/ngày.
  • Loại bỏ các đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như rượu, bia.
  • Tăng cường sức khỏe bằng việc tập thể dục hàng ngày.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng.

Hy vọng, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về bệnh gout, những loại thực phẩm nên ăn và tránh ăn để giúp đẩy lùi căn bệnh nhanh chóng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN