Biểu hiện bệnh mạch vành là gì? Người bị mạch vành nên ăn gì và kiêng gì

Bệnh mạch vành được biết là căn bệnh gây biến chứng tim, có tỷ lệ tử vong hàng đầu cho người bệnh. Bệnh đặc biệt phổ biến ở những người lớn tuổi, có chế độ sống không khoa học và lành mạnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu về triệu chứng sớm nhận biết bệnh mạch vành để điều trị kịp thời nhé!

1. Bệnh mạch vành là bệnh gì?

Bệnh mạch vành là bệnh gì?

Bệnh mạch vành có thể hiểu là tình trạng một vài nhánh động mạch bị hẹp do các mảng bám bên trong. Các mảng bám có thể là cholesterol, các chất khác, gây nên chứng xơ vữa động mạch. Chúng tích tụ khiến động mạnh cứng hơn, giảm độ mềm mại và đàn hồi.

Sự lưu thông máu ở người bệnh mạch vành trở nên khó khăn. Người bệnh có thể không nhận được đủ lượng máu hay oxy cần thiết. Động mạch có thể bị tắc nghẽn do các cục máu đông, khiến cho tim bị tổn thương vĩnh viễn. Hậu quả là bệnh nhân gặp phải tình trạng đau thắt ngực, thậm chí đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong.

Bệnh mạch vành sẽ tiến triển dần theo thời gian. Người bệnh sẽ suy yếu dần do cơ tim phải hoạt động nhiều hơn. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa biến chứng bệnh mang lại.

2. Triệu chứng khi bị bệnh động mạch vành

Triệu chứng khi bị bệnh động mạch vành

Đau thắt vùng ngực, đau nhói tim là biểu hiện phổ biến nhất khi bệnh nhân bị bệnh động mạch vành. Tình trạng bệnh có thể được mô tả bằng một số dấu hiệu cụ thể như:

  • Đau thắt ngực ổn định, khi gắng sức, có thể đỡ sau 1 – 5 phút. Đặc biệt khi gặp thời tiết lạnh.
  • Đánh trống ngực
  • Tim có cảm giác bị đè nén
  • Khó thở, đổ mồ hôi
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Đầy bụng
  • Cơ thể nóng rát
  • Hay hồi hộp

Triệu chứng bệnh mạch vành ở nam giới thường nặng hơn ở phụ nữ. Bệnh nhân khi có các biểu hiện nghi ngờ, cần tới ngay các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm liên quan. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là yếu tố đầu tiên giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tật.

3. Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Có 2 nhóm nguy cơ làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị bệnh mạch vành. Bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố nguy cơ do thói quen xấu gây nên.

3.1. Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

  • Tuổi tác (trên 50 tuổi): tuổi càng cao thì càng có nguy cơ cao bị bệnh động mạch vành
  • Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch, thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như: cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, …

3.2. Yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được

Bệnh mạch vành dễ bị gây ra bởi các lối sống không lành mạnh. Đây có thể coi là nguyên nhân chính khiến người già mắc bệnh tim mạch. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ
  • Không tập thể dục đều đặn
  • Hút thuốc lá
  • Uống bia rượu
  • Nghiện chất kích thích

4. Người bị bệnh mạch vành nên ăn gì?

Người bị bệnh mạch vành nên ăn gì?

Thực đơn hằng ngày của người bệnh cần được chú ý và sử dụng nguồn thức ăn có lợi cho sức khỏe. Các nhóm thực phẩm nên sử dụng:

  • Thực phẩm chống oxy hóa cao: Trái cây nhiều màu sắc, gạo lứt, yến mạch, ..
  • Dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu oliu, dầu mè, …
  • Các loại thịt cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu
  • Các loại rau xanh như rau cải, súp lơ xanh, rau bina, …
  • Thực phẩm hạn chế hình thành cục máu đông: nho, dâu tây, cam thảo, gừng tỏi, …
  • Thực phẩm giảm cholesterol, giàu chất xơ: rau mồng tơi, rau đay, các loại đậu đen đậu đỏ, cam, ổi, …

Người bệnh mạch vành nên sử dụng các món ăn hấp, luộc, rau trộn thay cho các món chiên, rán. Bệnh nhân cũng nên hạn chế dùng gia vị như muối, mì chính, bơ, sốt mayonnaise, …

Các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, các món ăn từ nội tạng, chế phẩm từ sữa, … Là những món ăn mà bệnh nhân cần tránh xa. Các món ăn này làm tăng cholesterol, khiến các mảng xơ vữa động mạch phát triển.

5. Bệnh mạch vành có chữa được không?

Bệnh mạch vành có chữa được không?

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng có thể cải thiện tình hình bệnh lý của mình nếu áp dụng các biện pháp sau đây:

5.1. Xây dựng chế độ sống lành mạnh

Chế độ sống khoa học và lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Sống vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tình hình tình tình tốt hơn:

  • Nói không với bia rượu, chất kích thích
  • Tránh hít phải khói thuốc, bỏ thuốc là điều cần thiết
  • Thực đơn ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Kiểm soát các bệnh lý mạn tính khác
  • Nói không với rượu bia;

5.2. Điều trị bệnh bằng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phù hợp với phác đồ điều trị. Sử dụng chất sinh mạch hay tế bào gốc được truyền qua tĩnh mạch hoặc mô tim tổn thương. Một số biện pháp như phẫu thuật, thủ thuật đặt vòng ở chân phổi, … có thể được sử dụng tùy từng trường hợp

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh mạch vành và cách phòng tránh bệnh. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là biện pháp giúp gia đình bạn phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN