Dấu hiệu bệnh tiểu đường – Nên ăn gì khi bị tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ người gia mới có nguy cơ bị bệnh. Tiểu đường gây ra những ảnh hưởng xấu tới cơ thể, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường và cách chữa bệnh hiệu quả nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì?

 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là một nhóm bệnh liên quan tới lượng đường trong máu (glucose). Glucose có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động trao đổi chất. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường khiến lượng Glucose trong máu tăng cao. Điều này dẫn đến hàng loạt vấn vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.

1.1. Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mạn tính, nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định, thừa hoặc thiếu tùy trường hợp. Ở người bình thường, mức đường huyết thường duy trì ở mức 70 – 99 mg/dL. Còn ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2, chỉ số này luôn ở mức cao, trên 125 mg/dL. Nếu chỉ số này từ 100 mg/dL đến 125 ml/dL, bạn có thể đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường.

Dựa vào đặc điểm và tiến triển triệu chứng, đái tháo đường được chia thành các loại:

  • Tiểu đường tuýp 1: tuyến tụy không thể sản xuất được insulin, cơ thể thiếu insulin
  • Tiểu đường tuýp 2: cơ thể vẫn sản xuất insulin, nhưng rối loạn, không thể chuyển hóa đường trong máu
  • Đái tháo đường thai kỳ: xảy ra ở phụ nữ mang thai
  • Đái tháo đường thứ phát

Nếu bệnh nhân có thể kiểm soát tốt đường trong máu, thì hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và an toàn. Để có thể làm được điều đó, người bệnh cần theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ.

1.2. Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Các yếu tố phổ biến khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn ở có thể kể đến là:

  • Tăng cân, thừa cân, béo phì
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường
  • Bệnh nhân tăng huyết áp
  • Người trên 45 tuổi
  • Người lười vận động

2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không nhận thấy triệu chứng cụ thể nào. Các dấu hiệu nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân nếu không phát hiện sớm, có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo sớm ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2:

  • Bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảnh báo lượng đường trong máu cao.
  • Khô miệng, cảm giác khát nước.
  • Nhanh đói, luôn có cảm giác thèm ăn
  • Tăng cân, giảm cân bất thường
  • Tê nhức bàn tay, bàn chân, tổn thương thần kinh
  • Vết thương hở dễ bị nhiễm trùng, lâu lành hơn
  • Mờ mắt, dịch chuyển thủy tinh thể
  • Xuất hiện các mảng da tối màu, không đều màu

Bệnh nhân tiểu đường thường được chẩn đoán một cách tính cờ khi đi khám bệnh khác. Tiểu đường có thể tiến triển âm thầm trong nhiều năm, nếu không làm xét nghiệm glucose thì khó phát hiện.

3. Tiểu đường có nguy hiểm không?

3. Tiểu đường có nguy hiểm không?

Lượng đường trong máu cao sẽ làm ảnh hưởng tới các cơ quan trên toàn cơ thể. Thời gian mắc bệnh càng lâu, đường càng cao thì tổn thương càng lớn. Và tỷ lệ gây ra các biến chứng nguy hiểm càng trầm trọng hơn.

Một số biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Đau tim, đột quỵ
  • Bệnh thần kinh, mất trí nhớ
  • Trầm cảm
  • Suy thận, viêm thận
  • Các bệnh về mắt, suy giảm thị lực
  • Mất thính lực
  • Nhiễm trùng, loét lở

4. Cách điều trị bệnh đái tháo đường

Cách điều trị bệnh đái tháo đường

Hiện nay, bạn có thể điều trị giảm bớt triệu chứng bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Quan trọng nhất là kiểm soát chế độ ăn uống và tập thể dục và theo dõi đường huyết thường xuyên. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh án của người bệnh.

Các loại thuốc uống, thuốc tiêm sẽ được sử dụng để kiểm soát đường huyết bao gồm Metformin, Sulfonylureas, Insulin, … Liệu pháp insulin thường được sử dụng như biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân.

5. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

5.1. Những điều nên tránh

  • Kẻ thù hàng đầu của bệnh nhân tiểu đường là các thực phẩm chứa nhiều đường và khó tiêu. Bệnh nhân đái tháo đường tuyệt đối không được ăn
  • Đồ ngọt, bánh ngọt, bánh gato
  • Các loại nước ngọt, nước có ga
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol như thịt mỡ, nội tạng, bơ sữa, …
  • Trái cây sấy khô
  • Rượu, bia và đồ uống có cồn.

5.2. Thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường

  • Người bệnh nên sử dụng các loại thức ăn chứa ít chất béo bão hòa
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm cân
  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ
  • Các loại trái cây, giàu vitamin như ổi, cam, quýt, bưởi, …
  • Các loại thịt nạc, thịt bò, các loại cá

5.3. Hoạt động thể chất

Vận động thể chất giúp người bệnh giảm đường huyết, giảm huyết áp. Thể dục thường xuyên cũng làm cho tim khỏe hơn, xương khớp linh hoạt đồng thời giảm stress. Bệnh nhân có thể

  • Đi bộ trong khi rảnh rỗi
  • Làm vườn nhẹ nhàng
  • Tập aerobic, yoga, khiêu vũ
  • Bơi lội
  • Đạp xe
  • Nâng tạ nhẹ

Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh tiểu đường. Khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết để sớm phát hiện tiểu đường và các bệnh nguy hiểm khác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN