Bệnh phong hay còn được gọi là bệnh hủi, từ lâu đã được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm. Chúng là nguyên nhân biến chân, tay người bệnh hoại tử, rụng chi, tàn tật vĩnh viễn. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu đặc điểm của bệnh phong là gì và các biến chứng nguy hiểm của bệnh nhé.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung bệnh phong là gì?
1.1. Bệnh hủi, phong cùi ở Việt Nam
Bệnh phong có tên khoa học là bệnh Hansen. Dân gian còn gọi tên bệnh này với các tên gọi khác như bệnh hủi, ma phong, phong cùi,… Đây là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium. Loài vi khuẩn này tấn công các tế bào biểu bì da và hệ thống thần kinh ngoại biên.
Các biến chứng bệnh để lại rất nặng nề, có thể gây mất cảm giác, tàn tật vĩnh viễn hoặc biến dạng cơ thể. Trong lịch sử, bệnh phong là một bệnh nan y khiến nhiều người sợ hãi, hắt hủi người bệnh. Thậm chí người bệnh còn bị ngược đãi, thả trôi sông, chôn sống, … Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng là một bệnh nhân bị bệnh hủi cướp đi tính mạng.
Ngày nay, các trại phong của nước ta có địa điểm ở Quỳnh Lập – Nghệ An, Sóc Sơn – Hà Nội, Văn Môn – Thái Bình, … Đây là nơi các bệnh nhân bị phong cùng nhau chung sống, không phân biệt độ tuổi, dân tộc, …
Việt Nam đã có chương trình phòng chống phong quốc gia rất tốt. Minh chứng là tỷ lệ mắc bệnh phong tại Việt Nam rất thấp. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân phong mà không được phát hiện kịp thời, có thể tạo thành ổ dịch bệnh cộng đồng.
1.2. Bị phong có nguy hiểm không?
Bệnh phong là một bệnh mạn tính nguy hiểm. Vi khuẩn phong khiến da thịt người lở loét, hoại tử. Cảm giác, xúc giác của người bệnh cũng bị ảnh hưởng do nhiễm trùng dây thần kinh. Người bị bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng đáng sợ như:
- Chân tay co quắp
- Gân cốt, các bắp, cơ teo nhỏ
- Rụng từng đốt ngón tay
- Rụng lông
- Viêm mống mắt, có thể mù lòa
- Ảnh hưởng tới khả năng sinh lý
- Suy thận, viêm thận
2. Bệnh phong có lây không và lây như thế nào?
Bệnh phong là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây. Tuy nhiên, bệnh rất khó lây cho người khác nếu bệnh nhân được chữa trị kịp thời. Có thể kể đến 3 yếu tố lây bệnh là:
2.1. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn Hansen. Chỉ có người mắc bệnh phong nặng, không được điều trị, mới có khả năng lây bệnh sang cho người bình thường. Khi bệnh nhân Phong uống thuốc điều trị thì sau 5 ngày vi khuẩn sẽ không còn khả năng lây lan cộng đồng.
2.2. Con đường lây nhiễm
Bệnh lây qua đường hô hấp, hoặc qua tiếp xúc từ vết thương hở. Các hạt nước li ti khi bệnh nhân phát ra không khi có khoảng 20 – 30% tỷ lệ sẽ truyền bệnh. Nếu bệnh nhân được uống thuốc, vi khuẩn phong sẽ yếu hơn và mất khả năng gây bệnh.
2.3. Cảm nhiễm
Sức đề kháng của con người có khả năng chống lại bệnh lao. Hệ miễn dịch tự nhiên của nhiều người có thể chống lại vi khuẩn phong một cách hoàn toàn. Có thể thấy, dù bệnh phong là bệnh có thể lây nhiễm, nhưng chúng khó lây hơn nhiều loại bệnh khác. Nhất là khi bạn có sức đề kháng tự nhiên tốt.
3. Dấu hiệu triệu chứng của bệnh phong
Bệnh khá khó để được phát hiện sớm từ khi có những biểu hiện đầu tiên. Các triệu chứng sớm của bệnh phong không đặc trưng, chính vì vậy nhiều bệnh nhân đã không được điều trị sớm.
Triệu chứng đáng lo ngại của người bị bệnh hủi, bị phong:
- Các vùng da đỏ rát, mất cảm giác, mất tiết mồ hôi
- Viêm loét da, tổn thương da, mẩn đỏ, sần da
- Tê bì chân tay
- Viêm đường hô hấp, niêm mạc mũi, nghẹt mũi, chảy máu cam
- Rụng lông, rụng tóc
- Viêm mống mắt, tăng nhãn áp, mù lòa
- Suy thận
- Suy giảm khả năng sinh lý
- Tàn phế
Bệnh phong thường xuất hiện nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
4. Chữa trị ở bệnh nhân bị phong
4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Bệnh phong có thể được bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Bên cạnh đó, một số sinh thiết có thể thực hiện là xét nghiệm mảnh da, dây thần kinh của bệnh nhân.
4.2. Phương pháp điều trị
Tổ chức Y tế thế giới năm 1995 đã đưa ra phương pháp điều trị mọi loại bệnh phong. Các loại kháng sinh sẽ được dùng kết hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, bao gồm:
- Aczone
- Rifadin
- Clofazimine
- Minocycline
- Ofloxacin
Một số loại thuốc chống viêm giảm đau như thuốc aspirin cũng thường được kê thêm cho bệnh nhân phong. Điều trị bệnh có thể mất nhiều tháng, hoặc vài năm trong tùy trường hợp bệnh nặng hay nhẹ.
5. Cách phòng tránh bệnh ma phong, phong cùi
Ngày nay, chưa có thuốc hay vacxin phòng ngừa bệnh phong. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh hủi, phong cùi bạn cần:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, môi trường sống thông thoáng
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất
- Khi có triệu chứng nghi ngờ, đến ngay cơ sở y tế xã, phường để được thăm khám
Dù bệnh phong không còn phổ biến, nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, hy vọng với các thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh đáng lo ngại này.