Nguyên nhân gây bệnh lao và các cảnh báo cho người bệnh

Bệnh lao được biết đến như một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Trung bình một năm có khoảng 10 triệu người mắc và khoản hơn 1,5 triệu người chết vì căn bệnh này. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh lao chúng ta cần chú ý nhé.

1. Bệnh lao nguy hiểm như thế nào đối với con người

Bệnh lao nguy hiểm như thế nào

1.1. Bệnh lao là bệnh gì?

Bệnh lao là căn bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis. Lao là bệnh truyền nhiễm và và có thể lây từ người sang người qua đường không khí một cách rõ ràng. Vi khuẩn phát tán trong không khí, người bình thường chỉ cần vô tình hít phải sẽ có nguy cơ cao bị bệnh

Vi khuẩn lao không chỉ tấn công hệ hô hấp mà chúng còn đi theo hệ tuần hoàn tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như:

Chúng gây bệnh tại các bộ phận này và nếu bệnh nhân không được điều trị tích cực thì rất có thể dẫn đến tử vong.

1.2. Các loại bệnh lao

Bệnh lao thường có hai loại chính, bao gồm:

  • Nhiễm lao tiềm ẩn
  • Nhiễm lao có triệu chứng lâm sàng

Nếu nhiễm lao tiềm ẩn, người bệnh mang vi khuẩn nhưng vi khuẩn đã bị vô hiệu hóa. Thì lao có triệu chứng lâm sàng là dạng lao có những biểu hiện cụ thể nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, bộ phận trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là

1.3. Vì sao mọi người sợ bệnh lao

Nhiều người tỏ ra e ngại khi khi nghe tới bệnh lao. Lý do chủ yếu nhất là do những người này không hiểu rõ về bệnh. Khi không có đủ kiến thức, người ta thường suy diễn và kỳ thị người bệnh. Điều này là ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người bệnh, sinh ra hành động giấu bệnh, không khám và điều trị.

Nếu bệnh nhân bị lao uống thuốc đúng và đủ, người bệnh sẽ không lây lao cho người khác. Mọi người cần biết đến các kiến thức cơ bản trên để vừa an tâm chăm sóc người bệnh. Cũng như tránh để bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng và sợ hãi.

2. Triệu chứng chung của người mắc bệnh lao

Triệu chứng chung của người mắc bệnh lao

Người bệnh bị bị nhiễm vi khuẩn lao, sẽ ủ bệnh mà không phát ra bất kỳ dấu hiệu nào. Giai đoạn này bệnh nhân thường không lây bệnh sang cho người khác. Tùy vào vị trí mà vi khuẩn lao phát triển, mà bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau

2.1. Lao phổi

Bệnh lao phổi là căn bệnh phổ biến nhất khi người bệnh bị lao. Các biểu hiện bệnh thường gặp là:

  • Ho, ho có đờm kéo dài
  • Ho ra máu
  • Đau ở ngực, khó thở
  • Suy yếu cơ thể, mệt mỏi
  • Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi

2.2. Lao ngoài phổi

Lao ngoài phổi thường xảy ra ở những nhóm người có hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt là người già, trẻ em và những người nhiễm HIV. Các bệnh án lao thường được ghi nhận là:

  • Viêm màng phổi do lao
  • Viêm màng não do lao
  • Lao hạch cổ
  • Lao niệu sinh dục
  • Lao cột sống, xương và khớp

Thường ở các vị trí ngoài phổi, bệnh nhân lao sẽ có các triệu chứng như

  • Sốt nhẹ đặc biệt là vào buổi chiều.
  • Nhức đầu âm ỉ, tăng lên khi bị kích động
  • Nôn mửa mất kiểm soát
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Đau cột sống, đau các khớp và tay chân
  • Đại tiểu tiện không tự chủ
  • Áp xe lạnh, trong ổ áp xe là mủ

3. Bệnh lao có chữa được không?

Bệnh lao có chữa được không

Bệnh lao chắc chắn sẽ chữa được nếu phát hiện bệnh sớm và chữa trị đúng cách. Chỉ cần bệnh nhân uống thuốc đều đặn, đúng liều và đủ 8 tháng là hoàn toàn có thể khỏi bệnh.

Vậy thế nào là chữa bệnh lao đúng cách? Hãy thực hiện đúng theo Bốn nguyên tắc:

  • Phối hợp nhiều loại thuốc chống lao
  • Uống đúng liều, đủ lượng
  • Dùng thuốc đều đặn hàng ngày
  • Uống thuốc đủ 8 tháng liên tục

Nếu bệnh nhân lao không được điều trị đúng cách, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Sức khỏe của cộng đồng cũng bị đe dọa bởi nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Hiện nay tất cả các Trung tâm y tế huyện đều có Tổ chống lao. Bệnh nhân bị lao hoàn toàn yên tâm điều trị tại nơi gần nhà mà không lo phải đi quá xa.

4. Yếu tố tăng nguy cơ bị lao

Yếu tố tăng nguy cơ bị lao
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Bệnh nhân nhiễm HIV / AIDS
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như Bệnh tiểu đường, Bệnh thận, Ung thư, …
  • Bệnh nhân đang điều trị hóa trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid
  • Trẻ em suy dinh dưỡng
  • Người già và trẻ em
  • Đến các vùng có nguy cơ bị lao cao

5. Cách phòng chống bệnh lao trong xã hội

Cách phòng chống bệnh lao trong xã hội

Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, chúng ta nên thực hiện các biện pháp:

  • Tiêm vacxin ngăn ngừa bệnh lao cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời
  • Đeo khẩu trang nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi
  • Sống lành mạnh, khoa học
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống thông thoáng
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và chất kích thích

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về bệnh lao và nhận biết dấu hiệu bị lao để có thể chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN