Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Cách phòng tránh viêm gan B

Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ngày càng tăng cao trong đời sống xã hội hiện nay. Đây là căn bệnh mãn tính nguy hiểm, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng biết về tình trạng bệnh của mình. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh Bệnh viêm gan B nhé!

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?

1.1. Bệnh viêm gan B là bệnh gì?

Bệnh viêm gan B là bệnh gì?

Bệnh viêm gan B gây ra bởi siêu virus viêm gan B (HBV). Căn bệnh này có khả năng truyền nhiễm từ người sang người. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm viêm gan B.

Sau khi virus viêm gan vào cơ thể, sẽ ủ bệnh từ 3 – 6 tháng tùy người. Sau đó virus hoạt động gây ra viêm gan B cấp tính

Bệnh viêm gan B “cấp tính” được tính là suốt 6 tháng đầu bị phơi nhiễm virus viêm gan B. Khoảng thời gian mang tính trung bình, cần có để người bệnh bình phục sau khi bị nhiễm viêm gan B.

Bệnh nhân nếu vẫn dương tính với siêu vi viêm gan B (HBsAg+) sau 6 tháng, thì được coi là bị bệnh viêm gan B “mạn tính”. Viêm gan B mạn tính có thể kéo dài đến hết đời.

Viêm gan B là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như cơ gan, suy gan, ung thư gan, …

1.2. Triệu chứng

Bệnh viêm gan B thường không có những triệu chứng đặc biệt ở giai đoạn đầu. Bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm thì mới có thể phát hiện bệnh.

Ở các giai đoạn sau, bệnh tình của người bệnh viêm gan B sẽ có những triệu chứng rõ rệt hơn:

  • Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón, trướng bụng
  • Sút cân không rõ lý do, suy nhược cơ thể
  • Sốt nhẹ về buổi chiều: do gan không thải hết được độc. Chất độc tích tụ vào máu khiến cơ thể bị sốt.
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu
  • Xuất huyết dưới da

2. Nguyên nhân lây truyền bệnh viêm gan B

Nguyên nhân lây truyền bệnh viêm gan B

Cơ chế lây nhiễm bệnh viêm gan B khá giống với lây nhiễm virus HIV. Tuy nhiên, sự lây nhiễm viêm gan B mạnh và nguy hiểm hơn cả. Virus viêm gan B có thể sống ngoài tự nhiên đến 1 tháng. Trong khi virus HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể.

Khả năng lây bệnh viêm gan B có thể ước tính cao hơn HIV gấp 100 lần. Dưới đây là 3 con đường lây nhiễm viêm gan B bạn cần nhớ:

  • Đường máu
  • Đường quan hệ tình dục
  • Lây từ mẹ sang con.

2.1. Lây từ mẹ sang con

Các thai phụ cần chú ý, bệnh viêm gan có thể truyền từ mẹ sang con. Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ lây chỉ khoảng 1%. Từ tháng 4 đến tháng thai kỳ, mẹ mắc bệnh viêm gan B thì 10% sẽ lây sang thai nhi.

Đặc biệt, nếu thai phụ nhiễm virus viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ con bị nhiễm lên tới 70%. Nếu người mẹ không khám, xét nghiệm, không có biện pháp bảo vệ thì tới 90% con sẽ bị lây viêm gan B.

2.2. Lây qua đường máu

Giống như virus HIV, virus viêm gan B cũng dễ dàng lây qua đường máu.

  • Dùng chung kim tiêm
  • Xăm mình
  • Truyền máu
  • Sử dụng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, …

Đó đều là các con đường lây nhiễm tiềm ẩn nguy cơ cao cho chúng ta.

2.3. Lây qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới mà không có biện pháp phòng tránh an toàn đều khiến bạn có nguy cơ nhiễm viêm gan B. Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây nhiễm thông qua đường tình dục

3. Cách phòng tránh bệnh viêm gan B hiệu quả

cách phòng tránh viêm gan b

3.1. Tiêm vaccin viêm gan B

Có thể nói tiêm vaccin viêm gan B là cách hiệu quả nhất giúp bạn phòng tránh bệnh viêm gan B. Theo khuyên nghị của tổ chức Y tế Thế giới WHO, nên tiêm vaccin cho trẻ trong vòng 24h đầu sau sinh. Tiếp đó là 2 hoặc 3 liều vaccin cách nhau từ 1 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3.2. Kiểm soát, tránh những con đường lây nhiễm viêm gan B

  • Quan hệ tình dọc an toàn, sử dụng bao cao su, sống thủy chung
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: bàn chải, dao cạo, bấm móng,…
  • Băng kín các vết thương hở, tránh tiếp xúc với máu
  • Không dùng chung bơm kim tiêm, kim xăm hình, kim xỏ khuyên,…
  • Không thực hiện phẫu thuật, xăm mình tại các cơ sở không uy tín, đảm bảo
  • Khám định kỳ thường xuyên, đặc biệt là trước và trong thai kỳ

4. Xét nghiệm viêm gan B như thế nào?

Xét nghiệm viêm gan B như thế nào

Muốn biết cơ thể có bị nhiễm virus viêm gan B hay không, cần xét nghiệm HbsAg. Nếu âm tính thì tức là bạn không bị dính virus. Còn nếu dương tính, bạn cần làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra mức độ tổn thương ở gan.

  • Xét nghiệm HbeAg
  • Xét nghiệm Anti – HBc
  • Siêu âm gan
  • Xét nghiệm Anti – HBc IgM
  • Xét nghiệm HBV – AND
  • HbcrAg

Bạn nên tới bệnh viện khám định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh và điều trị kịp thời

5. Bệnh viêm gan B có chữa được không?

Bệnh viêm gan B có chữa được không?

Hiện tại, chưa có phương pháp chữa trị bệnh viên gan B mạn tính một cách đặc hiệu. Các phương điều trị chỉ nhắm tới kiểm soát và ức chế sự phát triển của virus. Từ đó ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Với những người mắc bệnh viêm gan B, cần tuyệt tối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Hạn chế các biến chứng như ung thư gan, suy gan,… có thể xảy ra. Đây là căn bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài

Công tác điều trị bệnh còn tùy vào thể virus, tiền sử bệnh tình của bệnh nhân, cũng như mức độ virus trong cơ thể. Có những người mang virus viêm gan B nhưng chúng không hoạt động. Vì vậy, bệnh nhân chỉ cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, không cần dùng thuốc mà vẫn giữ đc sức khỏe tốt.

6. Bị viêm gan B nên kiêng ăn gì?

Bị viêm gan B nên kiêng ăn gì?

Đối với những người bị bệnh viêm gan, một chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết. Ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, mà chúng còn giảm tải áp lực làm việc của gan. Dưới đây là các món bệnh nhân viêm gan B cần phải tránh:

  • Nội tạng
  • Thịt dê
  • Tôm
  • Măng
  • Nhân sâm
  • Các món chiên, xào (nhiều dầu mỡ)
  • Lòng đỏ trứng.

Trên đây là các thông tin bổ ích về bệnh viêm gan B. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn và cả gia đình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN