Bệnh viêm phổi thường gặp: nguyên nhân – dấu hiệu – điều trị và cách phòng tránh

Bệnh viêm phổi là một căn bệnh nhiễm trùng có nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng, có thể gây tử vong. Dịch Covid-19 cũng là một loại viêm phổi nguy hiểm, đã ảnh hưởng nặng nề tới con người và cả nền kinh tế. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và các phòng tránh bệnh viêm phổi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu bệnh viêm phổi nguy hiểm như thế nào?

1.1. Bệnh viêm phổi là gì?

Bệnh viêm phổi là gì?

Bệnh viêm phổi có thể hiểu là một bệnh lý do nhiễm trùng gây nên. Các phế nang tại phổi bị tổn thương do các tấn công từ tác nhân bên ngoài. Các chức năng cũng như hoạt động của phổi trở nên kém hiệu quả và ảnh hưởng tới cả hoạt động của các cơ quan khác.

Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách chữa trị khác nhau. Có thể phân viêm phổi theo nguồn lây nhiễm, chúng ta sẽ chia thành:

Viêm phổi do lây nhiễm ở bệnh viện: bệnh viện là nơi dễ dàng lây lan bệnh viêm phổi. Hơn 15% trong tổng số ca viêm phổi là kết quả do lây nhiễm bệnh viện. Khoa hồi sức cấp cứu là khoa có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất.

Viêm phổi trong cộng đồng: Bệnh viêm phổi dễ dàng lây lan trong cộng đồng do tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, virus,… Người bình thường có thể bị bệnh thông qua tiếp thông thường với người bệnh.

Theo thống kê của các tổ chức sức khỏe thế giới, mỗi năm có hàng triệu trẻ em và người già tử vong vì viêm phổi. Số lượng các ca mắc cũng ngày càng tăng lên đáng lo ngại. Đặc biệt với những bệnh nhân viêm phổi cấp tính, bệnh tiến triển nhanh nên tỷ lệ tử vong lại càng cao.

Các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến khi người bệnh không được điều trị kịp thời:

  • Áp xe phổi
  • Tràn dịch, tràn mủ màng phổi
  • Suy hô hấp nặng
  • Viêm màng tim

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Con đường lây nhiễm bệnh viêm phổi chủ yếu thông qua đường hô hấp:

  • Tiếp xúc gần người bệnh: Giao tiếp, nói chuyện,…
  • Hít phải các giọt bắn từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi, khạc nhổ, …
  • Chạm tay vào bề mặt dính nguồn bệnh, sau đó đưa tay lên miệng, mũi, mắt,…

Tác nhân gây bệnh trực tiếp của bệnh viêm phải thường là các loài vi khuẩn, virus, một số vi nấm, hay do hóa chất độc hại.

2. Triệu chứng, dấu hiệu bị viêm phổi

Triệu chứng, dấu hiệu bị viêm phổi

2.1. Ở trẻ em

Trẻ em thường không biết cách tự nhận biết tình trạng cơ thể khi bị các bệnh nói chung và bệnh viêm phổi nói riêng. Cho nên các bậc phụ huynh cần chú ý tới trẻ và đưa tới các cơ sở y tế khám và điều trị khi:

  • Ho nặng, mất tiếng, sốt vừa nhưng dai dẳng
  • Thở nhanh liên tục (50 lần/phút với trẻ dưới 1 tuổi, 40 lần trên phút với trẻ lớn hơn)
  • Thở gắng sức, lõm lồng ngực
  • Tím môi, tím mặt do thiếu oxy
  • Nôn mửa, trớ trong khi ho
  • Bỏ bú, có dấu hiệu mệt mỏi

2.2. Ở người lớn

Bạn cần chú ý tới các triệu chứng cụ thể như:

  • Tức ngực, khó thở, thở khó khăn
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất sức
  • Thân nhiệt cao, sốt nhẹ đến vừa
  • Đổ mồ hôi
  • Suy giảm tinh thần, trí nhớ

3. Bệnh viêm phổi có chữa được không?

3.1. Sự nguy hiểm của viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể xảy ra với tất cả mọi người. Đặc biệt chúng ảnh hưởng nặng ở những người có sức đề kháng kém, những người hay hút thuốc hay làm việc trong môi trường độc hại, …

Viêm phổi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng bệnh của bệnh nhân. Một số trường hợp viêm phổi cấp tính vì virus như Coronavirus khiến đội ngũ y tế chữa trị cực kỳ khó khăn. Thậm chí bệnh nhân có thể tử vong do phổi tổn thương nặng nề.

Vì thế, khi phát hiện trẻ hay bản thân có các triệu chứng bất thường. Bạn cần đưa đối tượng tới gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác nhất.  Việc phát hiện sớm có thể giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Tính mạng của bệnh nhân cũng được đảm bảo trước sự tấn công của các vi sinh vật.

3.2. Phương pháp điều trị viêm phổi

Phương pháp điều trị viêm phổi

Dựa trên kết quả chẩn đoán và mức độ nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng đó là:

  • Thuốc kháng sinh
  • Uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải
  • Các loại thuốc chống nấm
  • Thuốc chống viêm, giảm đau như: Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol
  • Sử dụng máy trợ thở.

4. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh ở nhà
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm tích cực
  • Sử dụng uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước
  • Vỗ lưng hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu của phổi

5. Cách phòng tránh bệnh viêm phổi

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi
  • Đeo khẩu trang
  • Tránh xúc gần với người khác khi họ ho, hắt hơi, …
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng, …
  • Có lối sống lành mạnh,
  • Vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Không hút thuốc lá, hạn chế đến nơi có khói thuốc lá
  • Chú trọng nghỉ ngơi, sức khỏe

Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã có thêm kiến thức phòng ngừa và nhận biết bệnh viêm phổi cho bản thân và cả những người xung quanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN