Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế. Bộ là cơ quan cao nhất về vấn đề sức khỏe tại Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng nắm được các thông tin về lịch sử hình thành, ban lãnh đạo, chức năng nhiệm vụ cũng như biểu tượng logo của cơ quan này. Cùng Khaibaoyte tìm hiểu chi tiết qua những thông tin tổng hợp sau.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về Bộ Y tế
1.1. Lịch sử hình thành
Bộ Y tế thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, chính thức ra mắt nhân dân vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Là một trong 13 Bộ đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những chức năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về sức khỏe.
Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Việt Nam là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.
Ngày 2/3/1946: hợp nhất Bộ Y tế, Bộ Lao động và Bộ Cứu tế Xã hội thành Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động. Bộ trưởng lúc này là Trương Đình Tri.
Ngày 3/11/1946: lại tách ra thành Bộ Y tế như cũ và giữ nguyên cho đến nay. Bộ trưởng lúc đó là Hoàng Tích Trý.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, trong đó bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan:
- Y tế dự phòng
- Khám – chữa bệnh
- Phục hồi chức năng
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Y, dược cổ truyền
- Sức khỏe sinh sản
- Trang thiết bị y tế
- Dược – mỹ phẩm
- An toàn thực phẩm
- Bảo hiêm y tế
- Dân số
Thông tin liên hệ:
- Số 138A Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
- ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051
- Email:banbientap@moh.gov.vn
- Trang web chính thức: https://moh.gov.vn/
- Đường dây nóng: 1900-9095
2. Bộ trưởng Bộ Y tế hiện nay 2021
Bộ trưởng Bộ Y tế đang đương nhiệm 2021 hiện nay là GS.TS Nguyễn Thành Long.
Ông sinh ngày 03/9/1966, quê quán tại Giao Thủy, Nam Định. Hiện ông giữ chức vụ bí thư Ban cán sự Đảng, bộ trưởng Bộ Y tế. Ông phụ trách các công việc liên quan đến tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, pháp chế, bảo hiểm y tế, hợp tác quốc tế, CNTT,..
3. Thứ trưởng Bộ Y tế
Hiện Bộ gồm 1 bộ trưởng và 4 thứ trưởng đương nhiệm.
Thứ trưởng: TS. Trương Quốc Cường
Ông sinh ngày 09/11/1961, quê quán tại xã Hưng Long, Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông hiện giữ các chức vụ như: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Ủy viên Thường vụ BCH Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông phụ trách lĩnh vực: Dược và mỹ phẩm.
Thứ trưởng: PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn
Ông sinh ngày 29/01/1964, quê quán tại Bình Hòa, Bình Trị Thương, Gia Định. Ông hiện giữ chức vụ: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông phụ trách lĩnh vực: khám chữa bệnh, y dược cổ truyền.
Thứ trưởng: Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên
Ông sinh ngày: 21/10/1966, quê quán: Tiên Lữ, Hưng Yên. Ông hiện giữ chức vụ: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông đảm nhiệm lĩnh vực: Y tế dự phòng, Y tế cơ sở, Tổng Cục dân số, Văn phòng Bộ, Lĩnh vực thanh tra,….
Thứ trưởng: GS.TS.Trần Văn Thuấn
Ông sinh ngày 13/10/1970, quê quán: Châu Kê, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông hiện chức vụ: ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông phụ trách lĩnh vực: khoa học công nghệ và đào tạo.
3. Ý nghĩa logo Bộ y tế
Về biểu tượng
Logo Bộ Y tế tổng thể hình tròn kết hợp với nhiều biểu tượng ý nghĩa khác.
- ¼ hình tròn là lá cờ đỏ sao vàng chính là lá quốc kỳ Việt Nam thể hiện sự quyền uy của cơ quan quản lý nhà nước.
- ¾ hình tròn còn lại là hình tượng “con rắn quấn quanh cây gậy” là biểu tượng của ngành y đã được quốc tế hóa.
- 4 nét hình cung hai bên logo thể hiện sự thống nhất, liên hoàn của 4 cấp trong ngành y tế từ trung ương (Bộ) đến tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường).
- Phần chữ tiếng Việt và tiếng Anh được đặt đối xứng tạo tổng thể cân đối cho toàn bộ thiết kế.
Về màu sắc
Logo là sự kết hợp của 4 tông màu với những ý nghĩa khác nhau:
- Màu đỏ, vàng: màu của lá quốc kỳ – niềm tự hào dân tộc
- Màu trắng: màu đặc trưng của ngành Y tế.
- Màu xanh đậm cũng chính là màu chủ đạo của logo: sự bình an, tin cậy, tính bảo đảm.
Như vậy, tổng thể logo Bộ Y tế với sự kết hợp biểu tượng, màu sắc ý nghĩa, đại diện cho cơ quan y tế hàng đầu của Việt Nam.
Hy vọng, sau những chia sẻ hữu ích về Bộ Y tế, bạn đã hiểu thêm về một cơ quan hàng đầu về sức khỏe tại Việt Nam. Thông tin được tổng hợp từ trang web chính thức của Bộ Y tế, để cập nhật hãy truy cập vào cổng thông tin điện tử của Bộ để nắm bắt các thông tin mới nhất, chính xác nhất. Ngoài ra, hãy luôn thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ để giữ an toàn cho chính bạn và gia đình trong thời ký dịch bệnh Covid-19 bùng phát như hiện nay.