Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Người bị bệnh đau dạ dày không phải ai cũng biết nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh. Cùng Khaibaoyte.vn tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và chế độ ăn uống phù hợp nhất đối với người mắc bệnh này.

1. Triệu chứng đau dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày

Dấu hiệu của người bị đau dạ dày khá rõ ràng, nhưng lại có một số người chỉ đau bụng âm ỉ mà không có những dấu hiệu đặc trưng. Tuy vậy, người bệnh cần nắm được 05 dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày như sau:

Người bệnh gặp các cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng thượng vị, kèm theo nóng rát, đầy bụng. Đặc biệt, cơn đau thường xảy ra nhất là khi đói.

Người bị đau dạ dày thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, không tiêu hóa được hết thức ăn mới xảy ra tình trạng này.

Xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua ở người bệnh. Một số trường hợp dịch vị bị trào ngược lưng chừng khiến người bệnh có cảm giác đắng miệng, đau tức ở xương ức.

Tình trạng buồn nôn, nôn sẽ xảy ra khi cơn đau dạ dày sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn.

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày. Và việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị hiệu quả. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh sau:

2.1. Do vi khuẩn HP

70% nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày đến từ vi khuẩn HP này theo một số nghiên cứu. Loại vi khuẩn này thông qua nhiều con đường khác nhau để xâm nhập vào cơ thể con người và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

2.2. Tình trạng căng thẳng stress kéo dài

Người bình thường nếu gặp tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến dịch vị axit tăng cao, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến các cơn đau dạ dày.

2.3. Sử dụng quá nhiều thuốc tây

Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Nguyên nhân do thành phần trong thuốc Tây ức chế sự tổng hợp chất (prostaglandin) – có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

2.4. Thói quen ăn uống không khoa học

Thói quen ăn uống không khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Ví dụ: bỏ bữa thường xuyên, ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán, ..

2.5. Sử dụng chất kích thích

sử dụng chất kích thích gây đau dạ dày

Người bệnh có thói quen uống bia rượu sẽ phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét, xuất huyết dạ dày.

2.6. Đối tượng dễ bị dau dạ dày

Chế độ ăn uống không khoa học khi hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ em.

Phụ nữ mang thai gặp hiện tượng đau dạ dày cho thai nhi tạo áp lực lên dạ dày, tình trạng căng thẳng, ốm nghén khi mang thai.

Một số nghề nghiệp yêu cầu thức đêm, ăn uống không điều độ và áp lực công việc lớn cũng gây tình trạng đau dạ dày.

3. Đau dạ dày nên ăn gì?

3.1. Thức ăn có tác dụng hút thấm dịch vị dạ dày

Khi đau dạ dày, người bệnh cần ăn những thức ăn có tác dụng hút thấm dịch vị dạ dày như: bánh mỳ, bỏng ngô, bỏng gạo, bánh quy. Chúng sẽ giúp cơn đau giảm đáng kể.

3.2. Thức ăn mềm, dễ tiêu

Những thức ăn mềm, giàu tinh bột như cháo, khoai lang, khoai sọ,.. sẽ giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Và người bệnh nên bổ sung hàng ngày.

3.3. Rau xanh

đau dạ dày nên ăn rau xanh

Rau xanh cung cấp nhiều vitamin A,E,K,B… tốt cho bệnh dạ dày. Một số loại rau xanh đậm kể đến như: bắp cải xanh, cải xoăn, rau bina,…

3.4. Chuối

Chuối được xem là loại trái cây chứa thành phần có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau bữa ăn người bệnh nên ăn 1 trái chuối sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả.

3.5. Thực phẩm giàu protein

đau dạ dày nên ăn hực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein nhưng cần đảm bảo ít chất béo sẽ tốt cho người bị đau dạ dày. Một số loại thực phẩm kể đến như: thịt nạc, cá, sữa chua, đậu nành,..

3.6. Thực phẩm làm lành vết loét

Phương pháp dân gian hay sử dụng để điều trị bệnh dạ dày hiệu quả đó là sử dụng các thực phẩm tự nhiên như: nghệ, mật ong,.. Đây là những loại nguyên liệu chứa tinh chất có tác dụng làm lành vết loét và sử dụng trong việc chữa đau dạ dày.

4. Đau dạ dày kiêng ăn gì?

Trong quá trình chữa bệnh, người bệnh cần hạn chế và ngừng ăn các loại thực phẩm khó tiêu, nước có ga hoặc cồn. Cụ thể:

4.1. Thức ăn có tính axit

đau dạ dày kiêng thức ăn có tính axit

Những loại thức ăn có tính axit nếu sử dụng sẽ gây kích ứng dạ dày. Vì vậy, cần hạn chế ăn hoặc ngừng ăn. Một số loại thực phẩm có tính axit như: cam, chanh, nước ép, cà chua,…

4.2. Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Thức ăn cay nóng, chiên nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây kích ứng dạ dày cần được hạn chế. Các loại gia vị cay như ót, bột ớt, mù tạt, hạt tiêu cũng cần hạn chế hoặc ngưng hẳn.

4.3. Đồ uống chứa caffeine và cồn

đau dạ dày kiêng đồ uống chứa caffeine và cồn

Caffeine làm tăng sản xuất acid dạ dày, tăng kích thích, gây ra cơn đau dạ dày. Cồn mài mòn niêm mạc dạ dày, gây tình trạng chảy máu từ vết loét dạ dày. Vì vậy, cần tránh các đồ uống này: cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và socola.

4.4. Đồ ăn tươi sống

Hải sản, gỏi chưa được chế biến kỹ sẽ chứa nhiều vi khuẩn H. pylori – là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, hãy chế biến thực phẩm đảm bảo ăn chín, uống sôi.

Trên đây chỉ một số thông tin giúp hỗ trợ người bị đau dạ dày cải thiện tình trạng bệnh và không có tác dụng điều trị khỏi bệnh. Tùy từng thể trạng bệnh mà người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở chuyên môn để có phác đồ dùng thuốc đặc trị hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN