Bệnh ung thư dạ dày: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Hàng năm bệnh ung thư dạ dày có thể khiến 800.000 ca tử vong trên toàn thế giới – theo Wikipedia. Mặc dù là một trong 3 loại bệnh ung thư thường gặp (sau ung thư gan và ung thư phổi) nhưng lại hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Cùng Khaibaoyte.vn tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày sớm nhất để phòng tránh.

1. Nguyên nhân ung thư dạ dày

Nguyên nhân ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ung thư dạ dày do nhiều nguyên nhân từ yếu tố môi trường, nội sinh, di truyền, vi khuẩn HP, thói quen sinh hoạt.

  • Người bị viêm dạ dày mãn tính kéo dài mà không được điều trị đúng phương pháp sẽ gây tình trạng viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Sau đó dẫn đến các biến đổi dị sản của tế bào và loạn sản kéo dài dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Nguyên nhân ung thư dạ dày tiếp theo là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Chúng khiến cho niêm mạc dạ dày bị viêm teo, dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.
  • Thói quen ăn uống cũng là yếu tố dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày. Các loại thức ăn không tốt cho dạ dày chứa Nitrate có thể kể đến như: thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.
  • Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn những đối tượng khác.
  • Ngoài ra, bệnh còn do yếu tố di truyền nếu gia đình có người thân mắc bệnh.

2. Dấu hiệu ung thư dạ dày

dấu hiệu ung thư dạ dày
Dấu hiệu ung thư dạ dày

2.1. 05 Giai đoạn bệnh

Giai đoạn 0: giai đoạn này gọi là giai đoạn đầu, các tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

Giai đoạn 1: giai đoạn này các tế bào ung thư đã xâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng các triệu chứng vẫn chưa rõ rệt và chưa lây lan sang các bộ phận khác.

Giai đoạn 2: các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc. Một số biểu hiện rõ rệt hơn như: đau bụng, buồn nôn,…

Giai đoạn 3: lúc này các tế bào ung thư đã lan rộng ra khắp cơ thể.

Giai đoạn 4: thời điểm này các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể. Đây được coi là giai đoạn cuối của bệnh và không còn cơ hội điều trị.

2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các tế bào ung thư chỉ mới nằm ở lớp niêm mạc. Khối u lúc này có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng vài mm đến 7cm. Do đó, các hoạt động tiêu hóa của dạ dày vẫn diễn ra bình thường và không bị ảnh hưởng. Để phát hiện bệnh chỉ bằng cách tiến hành tầm soát ung thư định kỳ.

Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày và có người thân mắc ung thư dạ dày cần kiểm tra bệnh lý định kỳ.

Do những dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày gần tương tự như các bệnh lý về dạ dày khác. Người bệnh thường chủ quan và thường đi khám khi bệnh đã nghiêm trọng. Với căn bệnh này, người bệnh cần ngay lập tức đi thăm khám nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng theo cơn, theo đợt, ngày càng nghiêm trọng và không giảm mặc dù đã sử dụng thuốc.
  • Sau ăn thường gặp hiện tượng đầy bụng bất thường kèm buồn nôn, khó chịu
  • Tình trạng ợ nóng thường xuyên
  • Sụt cân đột ngột
  • Nôn ra máu thường xuyên
  • Đi ngoài phân đen thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày có thể đã chuyển hóa thành ung thư

3. Cách phát hiện ung thư dạ dày sớm nhất

tầm soát ung thư dạ dày
Tầm soát ung thư dạ dày

Để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày, cách chính xác nhất là tiến hành xét nghiệm sàng lọc như nội soi dạ dày, sinh thiết.

Nội soi dạ dày: thông qua kỹ thuật nội soi hiện đại, các khối u sẽ dễ dàng được phát hiện.

Sinh thiết: Sau khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ lấy một phần khối u, quan sát mẫu bệnh phẩm qua kính hiển vi để chẩn đoán. Sau khi việc chẩn đoán ung thư dạ dày được xác định, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán giai đoạn của bệnh.

4. Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày sống được bao lâu
Ung thư dạ dày sống được bao lâu

Để trả lời cho câu hỏi này rất khó chính xác. Mỗi bệnh nhân mắc bệnh có thể trạng khác nhau, phát bệnh ở giai đoạn bệnh khác nhau và có phác đồ điều trị không giống nhau.

Những trường hợp bị bệnh ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng nếu được tầm soát sớm khi tế bào ung thư chưa di căn và phát triển thì cơ hội có thể khỏi bệnh là rất cao.

Trường hợp người bị bệnh phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, có thể trạng tốt và được điều trị đúng phác đồ thì cơ hội sống thêm từ 5-10 năm.

Trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống được 5 năm rất ít.

Trường hợp phát hiện bệnh muộn và không được điều trị thì 99% dẫn đến tử vong.

5. Cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

 Cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày
Xây dựng thói quen sinh hòa để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong 3 loại bệnh ung thư thường gặp chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi. Tuy nhiên, tin vui là loại bệnh này có thể phòng tránh và có cơ hội điều trị nếu như có chế độ sinh hoạt và phát hiện sớm nhất có thể.

Một số thói quen sinh hoạt có thể giúp phòng tránh bệnh về dạ dày như:

  • Tạo thói quen ăn uống khoa học, an toàn, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để duy trì và cải thiện sức khỏe
  • Cố gắng duy trì cân nặng, nếu béo phì cần giảm cân.
  • Các thực phẩm không tốt cho sức khỏe cần tránh như: thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
  • Không hút thuốc lá, không uống các chất kích thích như bia, rượu hoặc hạn chế tối đa.
  • Trường hợp đã mắc các bệnh về dạ dày, chủ động thăm khám điều trị sớm và triệt để.
  • Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Như vậy, dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày sớm là rất khó ngoại trừ các phương pháp tầm soát ung thư. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là xây dựng một chế độ sống khỏe mạnh để không chỉ phòng bệnh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN