Bệnh parkinson là một căn bệnh liên quan tới hệ thần kinh trung ương, chủ yếu tác động lên khả năng vận động của người bệnh. Đây là bệnh thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi, gây ra nhiều tác động xấu tới cuộc sống thường ngày. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các triệu chứng bệnh và các lưu ý khi chăm sóc người bệnh Parkinson nhé!
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về bệnh Parkinson
1.1. Bệnh Parkinson là bệnh gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh phát triển bởi sự thoái hóa hệ thần kinh. Parkinson phát triển khá phức tạp, các triệu chứng đặc trưng nhất là run tay, run chân, cử động chậm, … Những hệ lụy này khiến cuộc sống của bệnh nhân gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu được điều trị sớm, kết hợp vật lý trị liệu và các phương pháp khác, bệnh nhân có thể sống như người bình thường.
Đối tượng dễ mắc bệnh Parkinson thường là người cao tuổi, từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ bị bệnh cao hơn. Tại Mỹ và các nước châu Mỹ, châu u, từ 1,0% – 1,6% người trên 65 tuổi sẽ bị mắc bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị Parkinson so với các bệnh thần kinh khác khoảng 1,5%.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa có căn cứ về tác nhân chính của bệnh Parkinson. Theo các ghi chép bệnh án, nhiều người cho rằng đây là bệnh do yếu tố môi trường và do gen di truyền. Các yếu tố trên tương tác với nhau dẫn đến tình trạng bệnh rối loạn thần kinh. Cụ thể là hội chứng Parkinson nói riêng và các hội chứng khác nói chung.
Khi con người già đi, các tế bào thần kinh trong não chết dần khiến cho não hoạt động bất thường. Điều này dẫn đến một vài dấu hiệu của hội chứng Parkinson. Một số bất thường khác đã được ghi lại khi bệnh nhân bị Parkinson. Hiện chưa thể khẳng định nhưng đây cũng là các nguyên nhân có khả năng xúc tác bệnh phát triển:
- Khối vật chất Lewy trong não
- Chất A-synuclein trong tế bào mà cơ thể không tiêu diệt được
- Nam giới: Tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ giới
- Tiền sử gia đình, di truyền
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Chấn thương não
- Nhiễm khuẩn, virus, …
2. Triệu chứng bệnh Parkinson ở người già
2.1. Biểu hiện thường gặp
Bệnh Parkinson thường có những biểu hiện sớm như đau cơ, khó thực hiện một số động tác đơn giản. Ví dụ như mở khóa, đi giày hay đi tất, viết chữ, … cũng gặp khó khăn. Các triệu chứng sớm của bệnh không rõ ràng, nếu không đến các bệnh viện khám và chẩn đoán thì rất phát hiện sớm. Khi bệnh có những tiến triển tiếp theo, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng đặc trưng như:
Run môi, lưỡi, đầu ngón tay, ngón chân: Run có thể tạm mất khi vận động, nhưng sẽ tái phát sau đó
Cứng cơ: Tay chân cứng ở nhiều nhóm cơ khác nhau, gây khó vận động. Khi sờ vào bệnh nhân sẽ thấy các cơ này cứng và chắc bất thường.
Giảm hoạt động cơ mặt: Mặt mất tự nhiên, biểu cảm khó, đơ mặt. Người bệnh Parkinson ít chớp mắt hơn và gương mặt giống như mang mặt nạ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có thêm các triệu chứng khác như
- Đứng ngồi không yên
- Nóng bức, tăng thân nhiệt
- Táo bón
- Bong da
- Trầm cảm, lo âu
- Ảo thị, hoang tưởng
Bệnh Parkin sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian, và có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:
- Suy kiệt cơ thể, suy giảm chức năng đường ruột
- Loãng xương do ít vận động, thiếu vitamin D
- Nguy cơ gãy xương cao
- Viêm phổi, bội nhiễm phổi
2.2. Các giai đoạn tiến triển của bệnh
Tùy theo các triệu chứng bệnh, chúng ta có thể phân thành 5 giai đoạn bệnh Parkinson.
Giai đoạn 1: Xuất hiện biểu hiện run ở một bên cơ thể. Bệnh ở giai đoạn này chưa ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống thường ngày nên bệnh nhân thường bỏ qua.
Giai đoạn 2: Run trên toàn cơ thể, co cứng tay, chân, mặt. Run ảnh hưởng đến cả dáng đi cũng có thể bị thay đổi. Thời gian chuyển biến từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 là từ vài tháng tới vài năm.
Giai đoạn 3: Suy giảm phản xạ, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thường ngày. Người bệnh sẽ khó giữ thăng bằng, dễ bị ngã và khó khăn khi phải lao động. Nếu đã tiến triển bệnh tới giai đoạn này, bệnh nhân cần được điều trị để cải thiện bệnh tình.
Giai đoạn 4: Chức năng vận động bị ảnh hưởng nặng nề, bệnh nhân không thể thực hiện được các công việc đơn giản hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể đứng được.
Giai đoạn 5: Bệnh nhân nằm liệt giường, không thể đi lại, không còn khả năng tự chủ. Các cơ bắp cứng đờ, việc điều trị bệnh ở giai đoạn này rất khó khăn.
3. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân Parkinson
Bệnh Parkinson có thể chữa được không? Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Các phương pháp điều trị được áp dụng nhằm mục đích kéo dài và kiểm soát bệnh. Lựa chọn đầu tiên cho người bệnh là điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó còn có các phương pháp khác như:
- Điều trị nội khoa
- Phẫu thuật
- Kích thích não
- Xạ phẫu
- Điều trị phục hồi chức năng
- Y học cổ truyền
4. Cách chăm sóc người cao tuổi bị Parkinson
Người nhà cần chú ý hỗ trợ người bệnh Parkinson các công việc trong cuộc sống. Do suy giảm chức năng vận động, nên người bệnh cần được giúp đỡ để thực hiện dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Người lớn tuổi bị Parkinson cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin. Dùng các thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón cũng là một yếu tố cần chú ý.
Người nhà nên cho bệnh nhân tập thở, tập vận động, đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh
Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh Parkinson ở người già. Nếu thấy người thân có các triệu chứng nghi ngờ, hãy đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được thăm khám nhé.