Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì, nên ăn gì để giảm bớt sự dày vò của những cơn đau nhức? Đây là mối quan tâm hàng đầu của người bị bệnh này khi sống chung với những cơn đau. Cùng Khaibaoyte.vn lên thực đơn những thực phẩm nên ăn và nên tránh để hỗ trợ cho quá trình điều trị xương khớp của người bệnh.
Mục lục bài viết
1. Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Nếu không biết những thực phẩm nào cần tránh, người bị viêm khớp dạng thấp có thể sẽ bị những cơn đau khớp hành hạ. Hãy kiêng những loại thực phẩm sau:
1.1. Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo cần tránh đầu tiên đối với người bệnh khớp. Thế nhưng có hai loại chất béo: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Người bệnh cần kiêng chất béo từ động vật, những cần bổ sung chất béo từ thực vật để đủ nguồn cung cấp cho cơ thể.
Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao bao gồm: xúc xích, lạp xưởng, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm chiên rán,…
Những thực phẩm giàu chất béo, hàm lượng lipid cao là nguyên nhân dẫn đến mỡ máu tăng, gây ra tình trạng sưng tấy khớp và đau nhức xương khớp tăng lên. Chúng cũng là nguyên nhân của bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, không tốt cho cơ thể.
1.2. Động vật giàu đạm
Các loại thịt giàu đạm sẽ khiến cho tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn. Vì vậy, người bị viêm khớp dạng thấp cần hạn chế ăn các loại động vật giàu đạm, hàm lượng purin cao, bổ sung thực vật giàu protein.
Một số thực phẩm giàu đạm cần tránh như: thịt nạc, hải sản, gia cầm, măng tây,..
1.3. Đồ ngọt
Bánh kẹo, đồ ngọt là loại đồ ăn vặt có nhiều đường khiến cho tình trạng viêm nặng hơn, khiến khô da, khát nước, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Chúng không chỉ gây hại cho người bệnh viêm khớp dạng thấp mà còn không tốt cho cả người bị tiểu đường, tìm mạch hay huyết áp.
1.4. Thức ăn nhiều muối
Muối và thức ăn chứa nhiều muối đều không tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp, người bị huyết áp, tim mạch, người bị các vấn đề về thận. Một chế độ ăn nhạt, giảm lượng muối sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh, giảm tác động đến hệ xương khớp. Chưa kể việc ăn những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao sẽ gây mất canxi, ảnh hưởng đển xương khớp và quá trình điều trị xương khớp.
1.5. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật chứa thành phần chính là Cholesterol – gây rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý khác. Hàm lượng Cholesterol cao sẽ dẫn đến tăng huyết áp, tiểu đường, gout, béo phì, gây thoái hóa khớp trong đó có viêm khớp dạng thấp.
Dù đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng, chất khoáng và vitamin cao nhưng người bị viêm khớp dạng thấp nên tránh.
1.6. Đồ uống chứa chất kích thích
Những đồ uống như rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có gas đều chứa chất kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể, chứa thành phần phá hủy xương khớp. Do đó người bị viêm khớp dạng thấp cần tuyệt đối không dùng để không ảnh hưởng đến bệnh xương khớp cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
2. Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Bên cạnh việc kiêng khem các loại thực phẩm kể trên thì người bệnh cũng cần tìm hiểu những thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Để không chỉ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung hàng ngày như:
2.1. Các loại rau xanh
Dù là người bình thường hay người bị bệnh xương khớp, rau xanh là thành phần quan trọng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Đây là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trong các loại rau xanh tự nhiên chứa Sulforaphane – chất làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm.
2.2. Các loại cá chứa EPA, DHA, Omega-3
Thành phần EPA, DHA, Omega-3 có chứa trong một số loại cá biển có tác dụng ức chế sự viêm nhiễm trong cơ thể. Điều này giúp người bệnh không chỉ bổ sung thêm các chất dinh dưỡng mà còn giúp giảm triệu chứng viêm, sưng các khớp xương.
Một số loại cá biển có thể bổ sung như: cá hồi, cá ngừ, ..
2.3. Tỏi
Hàm lượng cao trong tỏi là chất Diallyl Disulfide – một chất có tác dụng chống viêm và ức chế những tác động của Cytokine. Vì vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung gia vị này trong các bữa ăn để giảm viêm, giảm các cơn đau nhức.
2.4. Dầu ô liu
Dầu ô liu được khuyến cáo nên dùng do nó chứa các chất như Polyphenols, Oleocanthal, Oleuropein, Hydroxytyrosol, Lignans – có tác dụng giảm viêm, sưng khớp xương. Người bị viêm khớp dạng thấp cần bổ sung loại thực phẩm này để hỗ trợ cho quá trình điều trị xương khớp.
3. Lưu ý khác dành cho người viêm khớp dạng thấp
Ngoài một chế độ ăn uống lành mạnh, người bị viêm khớp cần tập cho mình một thói quen sinh hoạt khoa học để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị.
3.1. Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi điều độ
Đối với những người thường xuyên phải ngồi máy tính nên dành thời gian nghỉ giải lao và vận động nhẹ nhàng. Điều này làm giảm sự co cứng cơ, giúp xương khớp được thư giãn.
Đối với những người làm việc nặng, lao động tay chân cần điều chỉnh để không làm việc quá sức, không mang vác nặng sẽ ảnh hưởng đến xương khớp.
Ngoài việc vận động nhẹ nhàng, người bệnh cần ngủ trên giường phẳng, có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc để cải thiện tình trạng bệnh.
3.2. Suy nghĩ lạc quan, tránh stress
Việc luôn giữ cho tinh thần vui vẻ lạc quan sẽ giúp người bệnh giữ tâm lý ổn định, giảm các tác động xấu đến quá trình vận chuyển hormon, cải thiện tình trạng bệnh.
3.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả ngay từ đầu. Đặc biệt, những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh về viêm khớp dạng thấp càng cần lưu ý đi khám định kỳ như: người trung niên, người có tiền sử mắc bệnh xương khớp, những ai thừa cân béo phì, người hút thuốc lá,..
Như vậy, để cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp và chế độ sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.