Bệnh bạch tạng là gì? Biểu hiện và cách giảm thiểu biến chứng ở bạch tạng

Bệnh bạch tạng là một căn bệnh di truyền khiến người bệnh có những nhận dạng khác thường. Da, tóc, lông, mắt của người bệnh đều có màu nhạt hơn bình thường, thậm chí bạc trắng. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu bệnh bạch tạng là gì và cách điều trị bệnh ngay trong bài viết dưới đây nhé

1. Bệnh bạch tạng là bệnh gì?

Bệnh bạch tạng là bệnh gì?

Bệnh bạch tạng là bệnh gây ra bởi khiếm khuyết gen di truyền. Gen lặn đồng hợp tử khiến cơ thể bị rối loạn quá trình tổng hợp sắc tố Melanin. Trong đó, Melanin là chất ngăn cản tia cực tím xâm hại da, đồng thời quy định nên màu sắc của da, tóc, … Bệnh lý bạch tạng khiến da người bệnh giảm hoặc mất hẳn sắc tố. Dẫn đến lông tóc bạc trắng, màu mắt cũng bị nhạt màu.

Bạch tạng có thể xuất hiện ở cả người và cả các động vật có xương sống khác như

  • Cá sấu bạch tạng
  • Nai bạch tạng
  • Công bạch tạng
  • Cá voi bạch tạng

Bệnh bạch tạng là bệnh bẩm sinh, có các biểu hiện bệnh từ khi trẻ sinh ra. Những khác biệt về ngoại hình có thể khiến cho người bệnh cảm thấy bị cô lập hoặc bị phân biệt đối xử. Không chỉ vậy, người bạch tạng còn có nguy cơ cao bị ung thư da bởi họ rất nhạy cảm với ánh nắng.

2. Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?

Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?

2.1. Biến chứng của bạch tạng

Nếu trẻ em bị bệnh bạch tạng không được chăm sóc và kiểm soát bệnh kịp thời, rất có thể sẽ gặp vấn đề, Các biến chứng thường xảy ra khi mắc bạch tạng ở người:

  • Biến chứng về mắt và thị lực: Suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến tầm nhìn và mắc các bệnh lý về mắt khác.
  • Biến chứng về da liễu: Cháy nắng thậm chí có thể dẫn đến ung thư da.

Sư đối xử của người khác cũng ảnh hưởng rất lớn tới người bị bạch tạng. Bệnh nhân có thể cảm thấy bị soi mói, phân biệt đối xử và dẫn tới các vấn đề tâm lý như:

2.2. Người bị bạch tạng có sống lâu được không?

Thực tế cho thấy, người bị bệnh bạch tạng vẫn có thể sống khá lâu nếu được chăm sóc chu đáo. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát các biểu hiện bất thường và điều trị kịp thời. Người bạch tạng hoàn toàn có thể có tuổi thọ như những người bình thường.

Tuy nhiên, các hội chứng có thể xảy ra khi thiếu hụt melanin có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

  • Hội chứng Hermansky-Pudlak (HPS): rối loạn chảy máu ở hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.
  • Hội chứng Chediak-Higashi: khiếm khuyết ở các tế bào bạch cầu.
  • Hội chứng Griscelli (GS): rối loạn miễn dịch và các rối loạn về thần kinh. Thường hội chứng này sẽ khiến trẻ tử vong trước tuổi thứ 10.

3. Biểu hiện ở người mắc bệnh bạch tạng

biểu hiện ở người mắc bệnh bạch tạng

Bệnh bạch tạng có những biểu hiện khá dễ nhận biết. Đặc biệt là qua màu tóc, da của người bệnh.

3.1. Tóc, lông

Người bạch tạng có thể dễ dàng nhận thấy bởi họ có màu tóc, lông mày, lông cơ thể, … có mà trắng hoặc màu nâu sáng. Màu sắc tóc sáng hơn người bình thường của người bị bạch tạng khiến họ trở nên khá nổi bật.  

3.2. Trạng thái da

Người bị bạch tạng có da trắng bệch, trắng hồng khác biệt với da người bình thường. Da người bạch tạng dễ bị bỏng nắng, cháy nắng. Tình trạng da yếu và sẽ bị ảnh hưởng lớn từ ánh nắng. Bởi vậy, da dễ bị nám, đốm nâu, tàn nhang, mụn ruồi, …

Sắc tố da ở người bệnh có màu nhạt hơn so, trắng hơn những người bình thường. Lượng melanin sẽ tăng dần theo thời gian,

3.3. Màu mắt

Màu mắt của bệnh nhân có màu nhạt hơn sơ với người bình thường. Ở mỗi người sẽ có một màu khác nhau, thường là:

  • Màu nâu nhạt
  • Nâu sẫm
  • Màu xanh lá
  • Màu xám
  • Mắt màu đỏ hồng

Màu sắc của mắt sẽ thay đổi theo độ tuổi của người bệnh. Thị lực của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng xấu. Mắt dần kém đi theo thời gian và các bệnh lý về mắt ở người bạch tạng cũng từ đó mà tăng theo.

Tròng mắt của bệnh nhân cũng trở nên trong suốt, khiến người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng. Ánh sáng sẽ chiếu thẳng vào mắt người bệnh, khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

4. Điều trị bệnh bạch tạng ở người

Điều trị bệnh bạch tạng ở người

Hiện nay, bệnh bạch tạng vẫn chưa có cách để chữa được dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cải thiện tình hình sức khỏe bằng cách hạn chế các yếu tố có hại từ môi trường.

4.1. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tia cực tím rất có hại cho cơ thể con người. Đặc biệt là ở người bệnh bạch tạng suy giảm melanin – sắc tố bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

Chính vì vậy người bệnh cần bôi kem chống nắng toàn thân khi đi ra ngoài. Đồng thời mặc áo có khả năng chống tia UV để ngăn ngừa tình trạng tổn thương da.

Do cơ thể người bệnh không có sắc tố Melanin giúp bảo vệ da tránh được các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, nên khi ra ngoài người bệnh cần bôi kem chống nắng và mặc áo có khả năng chống được tia UV. Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng tổn thương da.

4.2. Bảo vệ mắt

Người bệnh có thể cải thiện thị lực bằng cách phẫu thuật để khắc phục các bệnh lý về mắt. Khi đi ra ngoài, bệnh nhân nên đeo kính râm chống UV để hạn chế ảnh hưởng của ánh nắng.

4.3. Khám định kỳ

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe người bệnh bạch cầu. Người bệnh có thể có cuộc sống bình thường giảm nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

5. Xét nghiệm ngăn ngừa bạch tạng cho thế hệ sau

Xét nghiệm ngăn ngừa bạch tạng cho thế hệ sau

Bệnh bạch tạng rất khó để có thể phòng ngừa. Vì đây là bệnh lý gây ra bởi gen lặn, nên bố mẹ nên đi xét nghiệm sắc đồ để xác định xem mình có mang gen lặn bạch tạng hay không.

Nếu có thành viên trong gia đình có người bị bạch tạng, bố mẹ mang gen lặn bạch tạng thì thế hệ con cũng có nguy cơ cao bị bệnh bạch tạng.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh bạch tạng. Bạn hãy sử dụng các khuyến nghị trên để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân và giúp người bệnh giảm bớt sự mặc cảm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN