Bệnh Basedow là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bướu cổ Basedow

Bệnh Basedow là một bệnh cường tuyến giáp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Đây là bệnh lý tự miễn, chúng thường gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam giới.  Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu xem người bệnh Basedow thường gặp các triệu chứng gì và nên ăn gì khi mắc bệnh này nhé!

1. Tìm hiểu bệnh Basedow là bệnh gì?

Tìm hiểu bệnh Basedow là bệnh gì?

Bệnh Basedow có khá nhiều tên gọi như bệnh bướu giáp độc lan tỏa, bệnh Parry, bệnh cường giáp tự miễn, … Bệnh Basedow là một trong những bệnh lí cường tuyến giáp. Đây là căn bệnh khá thường, chúng chiếm tới hơn 90% các trường hợp bệnh nhân cường giáp.

1.1. Bệnh Basedow có nguy hiểm không?

Bệnh basedow có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho hệ tim mạch. Khi bệnh nhân không điều trị bệnh kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể tử vong. Các nguyên nhân chính là vì:

  • Suy tim, kiệt sức
  • Sốt cao từ 40 đến 41 độ C
  • Tim đập nhanh

1.2. Nguyên nhân – Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Bệnh Basedow là căn bệnh tự miễn mà con người chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên có một số lý do khiến cho con người có nguy có mắc bệnh cao hơn:

  • Di truyền ( họ hàng của người bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao )
  • Độ tuổi dễ bị bệnh 20 – 40 tuổi
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc Basedow cao hơn nam giới ( 5 – 7 nam / 1 nữ )
  • Phụ nữ đang thai nghén, nhất là giai đoạn hậu sản
  • Người thừa I – ốt, thiếu I – ốt
  • Người suy giảm hệ miễn dịch, căng thẳng, stress, …
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng hay nhiễm virus
  • Ngừng corticoid đột ngột sau một thời gian dài

2. Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh Basedow

Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh Basedow

Bệnh Basedow có thể phát triển từ từ và âm thầm, khiến người bệnh khó nhận biết. Bạn có thể tìm hiểu các biểu hiện thông qua một số yếu tố sau:

2.1. Các triệu chứng cơ năng

Giảm sút cân nặng: Người bệnh có thể sút tới 20 kg chỉ sau 1 tháng. Dù bệnh nhân không có dấu hiệu chán ăn hay ăn không ngon miệng.

  • Rối loạn thần kinh: Người mắc bệnh Basedow thường gặp nhiều triệu chứng tâm lý. Như hay cáu gắt, nhạy cảm, cảm thấy lo lắng, khó tập trung, …
  • Mất ngủ: Khó ngủ gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể
  • Rối loạn thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể thay đổi khó lường, thường ra mồ hôi, nóng bất thường.
  • Đau tim: Tim đập nhanh, thi thoảng cảm thấy nghẹt thở và đau ngực
  • Đau bụng, buồn nôn: Bệnh nhân thường bị rối loạn tiêu hóa, tăng nhu động ruột, …

2.2. Triệu chứng thực thể

  • Bướu giáp: Gần như hầu hết bệnh nhân mắc bệnh Basedow đều bị bướu giáp lớn. Các bướu này có thể gây chèn ép các cơ quan, mô lân cận.
  • Triệu chứng tim mạch: Hồi hộp, tim đập nhanh, kể cả lúc nghỉ ngơi hay vận động. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tim có thể gây suy tim
  • Triệu chứng thần kinh cơ: Run tay, run chân. Người bệnh đi lại khó khăn, nhất là đi cầu thang.
  • Các vấn đề về mắt nội tiết: Người bệnh có thể bị ổn thương ở cả 2 bên mắt hoặc 1 bên mắt. Mắt lồi, mi mắt không nhắm kín cũng thường xuất hiện khi bạn bị Basedow.
  • Rối loạn vận mạch ngoại vi: yếu cơ hô hấp gây khó thở, yếu cơ thực quản làm khó nuốt hoặc nói nghẹn.
  • Tiết niệu sinh dục: Tiểu nhiều, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, vô sinh, …
  • Da: Rối loạn sắc tố, ban ngứa,
  • Phù niêm: Một số ít bệnh nhân gặp. Da bị tổn thương nhiễm cứng, thường ở đầu gối, cảng chân.
  • Móng, tóc: khô, dễ rụng, lớp sừng giòn dễ gãy.

3. Basedow có lây bệnh từ người sang người không?

Basedow có lây bệnh từ người sang người không

Bệnh basedow không liên quan đến:

Chính vì vậy, bệnh Basedow không lây từ người sang người. Bệnh không truyền nhiễm, và không lây qua tiếp xúc thông thường. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc người bệnh Basedow.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu di truyền cho thấy, nếu bố mẹ mắc bệnh Basedow thì con cái cũng có khả năng bị bệnh cao. Bạn nên đi khám sức khỏe nếu trong gia đình có những dấu hiệu nghi ngờ.

4. Cách điều trị bệnh Basedow

Cách điều trị bệnh Basedow

4.1. Phương pháp điều trị nội khoa

Biện pháp nội khoa là biện pháp thường được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn đầu. Tuyến giáp lúc này chưa quá to, không có nhân Basedow. Và bệnh nhân chưa gặp nguy hiểm vì các biến chứng.

Các loại thuốc kháng giáp thường được sử dụng chủ yếu:

  • Methimazole
  • Carbimazole
  • PTU ( Không khuyến cáo trong điều trị giai đoạn đầu )

Thời gian điều trị từ 12 – 18 tháng. Tỷ lệ bệnh sẽ khỏi hoàn toàn là khoảng 70%.

4.2. Xạ trị

Phương pháp này nhằm mục đích làm cho bướu giáp nhỏ lại. Các chúc năng tuyến giáp có thể bình thường hóa sau xạ trị. Phương pháp này chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

4.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật bướu Basedow áp dụng khi các liều thuốc không mang lại hiệu quả. Tuyến giáp sẽ bị cắt bỏ gần như hoàn toàn. Chỉ để lại khoảng 3 – 5 gram để duy trì chức năng hormone tuyến giáp.

5. Chế độ ăn dành cho bệnh nhân Basedow

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân Basedow

Người bệnh Basedow cần chú ý tuân thủ chế độ ăn khoa học, tránh một số thực phẩm nguy hại. Người bệnh cần tránh ăn một số loại thức ăn như:

  • Glutein (Lúa mì, lúa mạch, mạch nha, ngũ cốc, …)
  • Hạn chế I – ốt (Muối, hải sản, rong biển …)
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt

Thức ăn tốt cho người bệnh là các l oại thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D, …

Hy vọng các thông tin vể bệnh Basedow trên đã giúp ích cho bạn và gia đình. Hãy thực hiện chế độ sống khoa học để luôn sống khỏe mạnh!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN