Bệnh cường giáp là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng đặc trưng của bệnh

Bệnh cường giáp là tên gọi chỉ nhiều bệnh, hội chứng khác nhau liên quan đến tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và phát triển cơ thể con người. Vậy bệnh cường giáp có nguy hiểm không, hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu ngay nhé!

1. Hội chứng bệnh cường giáp là gì?

bệnh cường giáp là gì?

1.1. Hiểu về khái niệm bệnh cường giáp

Trước hết, bạn cần biết rằng bệnh cường giáp không phải là một căn bệnh riêng biệt. Chúng bao gồm nhiều bệnh có biểu hiện liên quan đến tuyến giáp, gây ra sự thay đổi bất thường cho cơ thể. Một trong những bệnh phổ biến nhất là bệnh Basedow. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng bướu cổ, bướu nhân tuyến giáp, …

Hội chứng bệnh cường tuyến giáp xảy ra khi hormone tuyến giáp là thyroxin và triiodothyronine bị tiết quá mức. Sự tăng chuyển hóa này gây ra các triệu chứng ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Bệnh cường giáp xảy ra khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt là ở phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh so với nam giới là 3 : 1. Bệnh có thể phát triển ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt là tuổi sinh sản. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh cần chú ý các biểu hiện đáng ngờ để xem mình có mắc hội chứng cường giáp

1.2. Cường giáp có nguy hiểm không?

Bệnh cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể khi không được điều trị kịp thời. Có thể kể đến các biến chứng liên quan tới:

Biến chứng về tim mạch: nhịp tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, … Người bệnh có thể chuyển sang tình trạng suy tim nếu không được phát hiện và cấp cứu nhanh chóng.

Cơn bão giáp: hormone tuyến giáp tăng quá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

Lồi mắt: Người bệnh sẽ bị viêm kết mạc, hay tổn thương giác mạc. Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt, lỗi mắt khiến bệnh nhân suy giảm thị giác.

2. Triệu chứng biểu hiện của bệnh cường giáp

Triệu chứng biểu hiện của bệnh cường giáp

Người bệnh cường giáp có thể gặp nhiều triệu chứng, tùy theo tình trạng mà bệnh có thể tiến triển theo các hướng khác nhau. Một số biểu hiện mà bệnh nhân thường gặp là

2.1. Bướu cổ

Quá phát tuyến giáp ở cổ khiến bệnh nhân bị bướu cổ. Vùng chứa tuyến giáp phì đại sưng lên, hình thành triệu chứng bướu khá dễ nhận thấy.

2.2. Đánh trống ngực

Người bệnh cường giáp bị ảnh hưởng nhiều tới hệ tim mạch. Tim của bệnh nhân có cảm giác đập nhanh và mạnh trong lồng ngực. Biểu hiện này được gọi là đánh trống ngực, kiến bệnh nhân có cảm giác hồi hộp, lo lắng. Đi kèm đó là khả năng bệnh nhân sẽ bị đau thắt ngực, hoặc khó thở, ngạt thở.

2.3. Tiêu chảy

Hội chứng bệnh cường giáp khiến người bệnh bị tiêu chảy kéo dài. Tăng hormone tuyến giáp, nhu động ruột tăng lên khá thường xuyên. Vậy nên bệnh nhân sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

2.4. Sợ nóng, đổ nhiều mồ hôi

Tăng tiết hormon khiến cơ thể tăng mức chuyển hóa, thân nhiệt – nhiệt độ cơ thể vì thế mà tăng lên. Chính vì vậy, người bệnh cường giáp thường không thể chịu được những nơi có thời tiết nóng. Người bệnh có thể đổ mồ hôi dù đang nghỉ ngơi, không hề vận động.

2.5. Thể chất

Người bệnh tuyến giáp ăn uống đầy đủ những vẫn thường xuyên bị sụt cân. Giác ngủ của họ cũng không ngon, thường bị khó ngủ, mất ngủ. Bệnh nhân cũng thay đổi về tính cách, do hệ thần kinh bị căng thẳng, dẫn đến sự lo lắng, dễ tức giận. Suy giảm về sức khỏe thể chất khiến bệnh nhân không muốn vận động, mệt mỏi và yếu đuối.

3. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

Bệnh Basedow – một bệnh tự miễn, là nguyên nhân của gần 90% các ca bệnh cường giáp. Basedow tấn công tuyến giáp, khiến tuyến giáp  hoạt động mạnh hơn, gây ra cường giáp. Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn:

  • Bướu tuyến giáp
  • U tuyến độc
  • Viêm tuyến giáp
  • Thừa iốt
  • Sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp
  • U tuyến yên

Có ít trường hợp mà bệnh nhân không thể xác định được nguyên nhân. Có thể kể đến nguyên nhân di truyền. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng nhiều phương pháp cũng như dựa trên các triệu chứng cụ thể.

4. Phương pháp điều trị cho người bị cường giáp

Phương pháp điều trị cho người bị cường giáp

Người bệnh thường chỉ cần uống thuốc để điều trị bệnh cường giáp. Thời gian điều trị sẽ kéo dài từ 1 năm đến 1,5 năm. Người bệnh cần dùng đủ liều, đủ lượng thuốc kháng giáp tổng hợp hay các loại thuốc bổ sung khác. Vậy nên người bệnh không được tự ý bỏ uống thuốc, kể cả các triệu chứng bệnh đã không còn thể hiện.

Các triệu chứng lâm sàng có thể được cải thiện sau 1 tháng. Trong một số bệnh án, cường giáp gây bướu lớn, gây mất thẩm mỹ. Thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc uống đồng vị iốt phóng xạ. Bệnh nhân và gia đình cần tuyệt đối tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ để chữa trị hiệu quả

5. Bị cường giáp nên ăn gì?

Bị cường giáp nên ăn gì?

Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị trên, người bệnh cường giáp cần đảm bảo dinh dưỡng. Các loại thực phẩm tốt giúp hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp có thể kể đến là:

  • Các loại rau cải như bắp cải, súp lơ, rau cải chíp, cải ngọt…
  • Hoa quả: dâu tây, kiwi, việt quất, …
  • Các loại thịt cá: cá hồi, cá ngừ, các thu, …
  • Các loại hạt: hạt bí, óc chó, mắc ca, hạnh nhân, …
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa

Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh cường giáp và các đặc điểm để nhận biết bệnh!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN