Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?

Bệnh bướu cổ hầu hết có bản chất lành tính và tới hơn 90 % trường hợp mắc bệnh là do thiếu iod. Vậy bệnh bướu cổ có nguy hiểm không, nguyên nhân, biểu hiện là gì, nên ăn và kiêng gì? Cùng Khaibaoyte.vn tìm hiểu qua những thông tin tổng hợp sau.

1. Bệnh bướu cổ là gì?

Tuyến giáp là một trong các tuyến nội tiết quan trọng giúp điều hòa hoạt động tăng trưởng, phát triển của cơ thể. Khi tuyến giáp to hơn bình thường, cổ sưng lên hình bướu được gọi là bướu cổ.

Bệnh xảy ra khi cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh bướu cổ thông thường lành tính nhưng một số biến chứng như cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng hay ung thư tuyến giáp rất nguy hiểm.

2. Nguyên nhân bệnh bướu cổ

nguyên nhân bệnh bướu cổ
  • Nguyên nhân chính là do thiếu hụt i-ốt – chất quan trọng để sản xuất hormone tuyến giáp khiến tuyến giáp phình to.
  • Do việc sản xuất hormone của tuyến giáp quá nhiều gây cường giáp hoặc quá ít gây suy giáp.
  • Sử dụng một số loại thuốc, thức ăn gây ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp thời gian dài.
  • Di truyền
  • Một số nguyên nhân ít gặp khác như hút thuốc lá, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ.

3. Dấu hiệu bệnh bướu cổ

dấu hiệu bướu cổ
  • Sưng to dưới cổ – đây là dấu hiệu rõ ràng nhất
  • Đau cổ họng, cổ họng có cảm giác bị vướng
  • Ho
  • Khàn tiếng
  • Khó nuốt, khó thở

4. Bệnh bướu cổ có lây không?

Bệnh bướu cổ có lây không? Câu trả lời là không. Hơn 10% dân số mắc bệnh này do nguyên nhân chính là thiếu iot.

Tại sao người dân ở vùng núi cao lại dễ mắc bệnh này?

Nhiều chất trong đó có iod được hình thành và lắng đọng ở bề mặt của lớp vỏ trái đất. Ở những khu vực núi cao thường bị rửa trôi iod khi mưa xuống. Do đó người dân ở vùng này sẽ không đủ iod từ thức ăn và iod dẫn đến mắc bệnh.

5. Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?

Nếu bạn mắc phải bệnh bướu cổ đơn thuần thì hoàn toàn yên tâm. Bệnh tiến triển chậm, lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, một số ít biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:

  • Khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, mất tiếng do bướu cổ to gây chèn ép
  • Xuất huyết trong bướu
  • Cường giáp, ung thư tuyến giáp
  • Phụ nữ mang thai có thể bị suy giáp, ảnh hưởng đến thai nhi

6. Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì?

bệnh bướu cổ nên kiêng gì

Một trong số những nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ là thiếu iod. Do vậy, ngoài thuốc điều trị, bệnh nhân cần đến một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Một số loại thực phẩm mà người bị bướu cổ cần tránh gồm:

6.1. Các loại rau cải

Các loại rau họ cải người bệnh cần tránh như: bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, rau cải, súp lơ, su hào. Các loại rau này chứa glucosinolate – hợp chất của lưu huỳnh sẽ sẽ chuyển hóa thành isothiocyanates khi ăn vào cơ thể. Chất này làm giảm sự hấp thụ iot của tuyến giáp dẫn đến bệnh bướu cổ.

Mặt khác các loại rau này khi ăn vào cơ thể cũng làm giảm tác động tích cực của iot với tuyến giáp khiến tuyến giáp to lên.

Người bệnh vẫn có thể ăn ít nếu muốn ăn nhưng hãy lưu ý cách chế biến. Thái nhỏ, rửa sạch với nước giúp giảm 75% hàm lượng isothiocyanates trong rau. Nếu luộc chúng sẽ giảm tới 95% hàm lượng này.

6.2. Bắp cải trắng

Bắp cải trắng cũng là loại rau không nên ăn do chúng chứa Gotrin – hoạt chất ngăn cản hoạt động của tuyến giáp gây bướu cổ. Khi ăn loại rau này còn khiến khối bướu phát triển to hơn.

Nếu vẫn muốn ăn, người bệnh chú ý ăn với lượng ít. Khi nấu, thái nhỏ, rửa sạch với nước, ngâm thêm 10-15 phút nhằm loại bỏ chất Gotrin trong rau.

6.3. Đậu nành

Đậu nành mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng lại khiến tình trạng bệnh bướu cổ thêm nặng. Đậu nành có đặc tính kháng giáp, nếu người bệnh ăn thiếu iot, đặc tính này sẽ tăng. Sản phẩm từ đậu nành người bệnh nên tránh như: sữa đậu nành, đậu phụ.

6.4. Ngũ cốc

Không phải tất cả các loại ngũ cốc, mà một số loại ngũ cốc như hạt kê, khoai mì,.. người bệnh nên tránh. Do chúng chứa chất như oxazolidin thrones, thiocyanates -ngăn cản sự hấp thu iot và ức chế hoạt động của tuyến giáp.

6.5. Hoa quả chứa flavon

Hoa quả rất tốt cho cơ thể nhưng một số loại chứa flavon như cam, quýt, lê, táo, nho thì nên tránh. Vì chất này khi vào cơ thể sẽ được các vi khuẩn đường ruột phân giải thành hai chất axit glycero benzoic và axit ferulic. Chúng gây ức chế chức năng của tuyến giáp khiến bệnh thêm nặng.

7. Bệnh bướu cổ nên ăn gì?

bướu cổ nên ăn gì

Ngoài những món ăn người bệnh không nên ăn, người bệnh cần lưu ý thêm các món ăn tốt cho bệnh này.

7.1. Hải sản

Hải sản có rất đa dạng như tôm, cua, cá, ngao, hến,… Người bệnh nên ăn hải sản vì chúng chứa omega – 3, selen và iot tự nhiên tốt cho sức khỏe. Các cách chế biến hoàn toàn linh hoạt như hấp, xào, nướng, tùy sở thích.

7.2. Sữa

Các sản phẩm từ sữa chứa iot tốt cho tuyến giáp. Các chế phẩm từ sữa rất đa dạng như sữa chua, sữa tươi, kem… đa dạng cho người bệnh lựa chọn.

7.3. Rong biển

Rong biển giúp làm mềm khối u, chứa hàm lượng iot cao tốt cho tuyến giáp, tăng cường miễn dịch.

Rất nhiều cách chế biến rong biển cho người bệnh như: canh rong biển, ăn kèm sushi, trộn salad,.. Cách nào cũng đều tốt cho cơ thể.

7.4. Trứng

Trứng có lợi cho người bình thường và cả người bị bệnh bướu cổ. Chúng chứa lượng selen và iot lành mạnh. Nên ăn cả quả vì chất dinh dưỡng hầu hết nằm ở lòng đỏ trứng.

7.5. Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều iot nhất trong số các loại rau củ. Để ăn được lượng iot này cao nhất, nên ăn cả vỏ. Dù chế biến bằng bất cứ cách nào từ xào, chiên, hầm đều giúp bổ sung iot cho cơ thể.

Như vậy, bệnh bướu cổ đơn thuần sẽ không nguy hiểm. Nhưng nếu gặp phải biến chứng do không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Hy vọng, người bệnh đã có những thông tin cơ bản về bệnh và có sự tham khảo những thực phẩm tốt và không tốt cho mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN