Bệnh giang mai là gì? Các triệu chứng cảnh báo dễ nhận biết nhất của giang mai

Bệnh giang mai là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho cơ thể. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh giang mai là gì, hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu bệnh giang mai là bệnh gì?

bệnh giang mai là bệnh gì

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh giang mai có tác nhân gây bệnh trực tiếp là xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Đây là loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường âm đạo, hậu môn, qua các vết xước trên da hoặc đường miệng.

Xoắn khuẩn giang mai có sức đề kháng kém, chỉ có thể sống trong môi trường tự nhiên vài tiếng đồng hồ. Các loại xà phòng có thể dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn này trong một thời gian ngắn.

Phụ nữ là đối tượng dễ bị bệnh hơn nam giới. Lý do là bởi cấu tạo âm đạo nên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh tình dục cũng cao hơn. Bệnh giang mai cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu. Người mẹ bị giang mai có thể lây sang con từ tháng thứ 4 trở đi qua dây rốn.

Bệnh giang mai nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới tình trạng viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban toàn thân hoặc thậm chỉ ảnh hưởng tới cả nội tạng, cơ xương, …

1.2. Con đường lây giang mai ở người

Con đường lây giang mai ở người

Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua các tổn thương, đặc biệt qua đường tình dục không an toàn. Các nhà khoa học đã chứng minh, bệnh giang mai có thể lây truyền qua các con đường sau:

Quan hệ tình dục không an toàn: Trên 95% các trường hợp mắc bệnh giang mai là bởi lý do này. Niêm mạc sinh dục của con người dễ tổn thương, tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập dễ dàng hơn.

Viêm nhiễm gián tiếp: Sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với những vật dụng mà người bệnh giang mai đã sử dụng. Ví dụ: khăn mặt, đồ lót, dao cạo, khăn tắm, …

Đường máu: Do truyền máu, dùng chung kim tiêm, …

Nhiễm trùng nhau thai: Truyền từ mẹ sang thai nhi. Có thể gây nhiễm trùng nhau thai, sảy thai, sinh non, chết thai, …

Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ khi sinh ra có thể nhiễm vi khuẩn giang mai khi được sinh tự nhiên.

Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập cơ thể có thể đi theo đường máu và lan truyền khắp cơ thể. Các yếu tố khiến bạn dễ bị bệnh hơn:

  • Bệnh nhân HIV/AIDS
  • Người mắc các bệnh sinh dục
  • Quan hệ tình dục không bảo vệ
  • Truyền máu không an toàn

2. Triệu chứng nhận biết sớm bệnh giang mai

Triệu chứng nhận biết sớm bệnh giang mai

Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau, chính vì vậy, người bệnh cần chú ý tới các dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện kịp thời và chữa trị bệnh.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất bệnh giang mai giai đoạn đầu:

  • Xuất hiện các vết loét ở quanh dương vật, âm đạo, hậu môn, hoặc trong trực tràng, …
  • Các vết loét có thể không gây đau, cứng, tròn
  • Phát ban da
  • Sưng hạch bạch huyết

3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh

Các giai đoạn tiến triển của bệnh

3.1. Giai đoạn đầu

Người bệnh giang mai xuất hiện các vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn, một số còn biểu hiện ở niêm mạc miệng. Mọi người thường khó phát hiện các vết loét này nếu không chú ý, bởi chúng ko gây đau hay ngứa.

Nếu được chữa trị từ ngay giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể lành bệnh sau khoảng 1 – 2 tháng. Kể cả khi vết loét đã lành, bạn vẫn nên tiếp tục điều trị để bệnh không trở nặng.

3.2. Giai đoạn toàn phát

Sau giai đoạn đầu, bệnh tình của người bệnh có thể có thêm các biểu hiện triệu chứng như:

  • Sốt phát ban đỏ trên da, lan rộng khắp cơ thế
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân
  • Đau họng, nhức đầu
  • Đau vùng sinh dục, hậu môn

Bệnh có thể trở nặng và tiến triển thành giang mai thần kinh hay giang mai thị giác. Bệnh có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh hay tổn thương mắt. Sau giai đoạn này, nhiều cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, có thể khiến bệnh nhân tử vong vì các biến chứng.

4. Cách phòng chống bệnh giang mai

Cách phòng chống bệnh giang mai

Để phòng tránh bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh giang mai, hay bệnh sùi mào gà, bệnh lậu … Bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh bệnh như:

  • Xây dựng chế độ sống lành mạnh
  • Sống thủy chung, một vợ một chồng
  • Thực hiện tình dục an toàn, sử dụng bao cao su bảo vệ
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Khám tổng quát định kỳ, đặc biệt là thai phụ trước và trong khi mang bầu

Khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu đáng ngờ, hãy tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, kể cả khi không có triệu chứng, bạn vẫn nên khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc các bệnh xã hội khác.

Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh giang mai và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN