Bệnh máu trắng là gì? 5 điều cần biết về triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bệnh máu trắng là căn bệnh nguy hiểm, gồm các bệnh liên quan đến ung thư máu, bạch cầu. Vậy bệnh bạch cầu này có chữa được không? Người mắc bệnh sẽ sống được bao lâu? Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu về bệnh máu trắng trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh máu trắng là gì?

bệnh máu trắng là gì?

Bệnh máu trắng còn được nhiều người biết đến với tên gọi là bệnh bạch cầu. Căn bệnh ung thư ác tính này liên quan đến hồng cầu và bạch cầu. Bạch cầu là tế bào thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Bệnh nhân máu trắng sẽ bị tăng bất thường về số lượng bạch cầu do tủy xương hoạt động quá phát.

Khi đó, bạch cầu sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với hồng cầu. Làm cho quá trình vận chuyển Oxy của tế bào hồng cầu bị hạn chế. Các tế bào máu Bạch cầu của người máu trắng cũng không hoạt động hiệu quả. Chúng tiêu diệt cả những tế bào bình thường của cơ thể. Khiến cho người bệnh máu trắng thiếu máu đến chết.

Bệnh máu trắng là bệnh ung thư duy nhất được xác nhận là không hình thành khối u rắn. Đây là tên chỉ các bệnh ung thư máu, ung thư các mô tạo máu của cơ thể tại tủy xương, … Một số dạng bệnh bạch cầu phổ biến ở trẻ em, một số dạng lại xuất hiện nhiều ở người lớn.

2. Triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh máu trắng

Triệu chứng của bệnh nhân bị bệnh máu trắng

Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu thường có một số triệu chứng như dưới đây:

2.1. Máu khó đông

Bệnh nhân bị chảy máu và vết thương khó lành. Bên cạnh đó là các vết bầm tím trên cơ thể không rõ lý do. Đây là do người bệnh bị xuất huyết nhỏ trong cơ thể, dẫn đến các đốm nhỏ màu tím hoặc đỏ.

Ngoài ra, người bệnh còn hay bị chảy máu ở nhiều vùng khác trên cơ thể như:

  • Chảy máu răng
  • Chảy máu mũi
  • Rong kinh ( ở phụ nữ )
  • Đi tiểu ra máu
  • Xuất huyết não

Người bệnh máu trắng rất lâu lành vết thương. Nguyên nhân của các triệu chứng này là do sự phát triển quá mạnh của bạch cầu đã lấn át tiểu cầu. Tiều cầu là tế bào máu có vai trò quan trọng giúp máu đông lại khi mạch máu vỡ. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều nguy hiểm khi bị tai nạn.

2.2. Dễ nhiễm trùng

Bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các nguồn tác nhân ngoại lai. Giúp cơ thể không bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. Khi người bị bệnh máu trắng, các tế bào bạch cầu sẽ bị ức chế, khiến chức năng bảo vệ cơ thể bị suy giảm. Cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn, hệ miễn dịch cũng phần nào bị ảnh hưởng.

2.3. Thiếu máu

Số lượng hồng cầu bị suy giảm sẽ dẫn đến thiếu máu. Điều này có nguyên nhân do các tế bào bạch cầu biến chất đã tiêu diệt nhầm hồng cầu trong cơ thể. Thiếu máu có thể thấy qua một số biểu hiện như:

  • Da xanh xao,
  • Mặt nhợt nhạt
  • Khó thở
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi
  • Trẻ nhỏ chậm lớn, sức đề kháng suy giảm

2.4. Sốt, ớn lạnh

Người bị bệnh bạch cầu thường bị sốt. Cơn sốt kéo dài, khó điều trị bằng các biện pháp thường dùng. Lý do gây sốt là do các tế bào tiết ra chất trung gian gây tăng nhiệt. Hoặc do sức đề kháng của người bệnh máu trắng suy giảm.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có các triệu chứng như buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi, … Các dấu hiệu này không đặc trưng cho bệnh bạch cầu, bạn nên tới các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm chuẩn xác nhất

3. Nguyên nhân và đối tượng mắc bệnh bạch cầu

Nguyên nhân và đối tượng mắc bệnh bạch cầu

Bệnh máu trắng xảy ra do sự tăng đột biến của bạch cầu. Có thể kể đến các nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu như:

  • Hư hại AND của tế bào trong quá trình phân chia, phát triển
  • Do yếu tố di truyền ( Hội chứng Down, bệnh về gen di truyền, …)
  • Ô nhiễm môi trường
  • Nhiễm phóng xạ, bức xạ ion hóa
  • Nhiễm virus ( HIV, HTLV-1, … )
  • Hút thuốc

4. Bệnh máu trắng có điều trị được không?

Bệnh máu trắng có điều trị được không?

Việc chữa trị bệnh còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như tuổi tác, sức khỏe, mức độ bệnh tình, … Để đưa ra phương pháp phù hợp chữa bệnh bạch cầu, bạn cần đến khám và chẩn đoán kịp thời. Một số phương pháp điều trị bệnh máu trắng đang được sử dụng

  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Ghép tế bào gốc
  • Liệu pháp sử dụng thuốc
  • Các liệu pháp sinh học

5. Xét nghiệm bệnh máu trắng

Khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn có thể tới bệnh viện để khám sức khỏe tổng quát. Nếu bạn có nguy cơ, có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh máu trắng, có thể thực hiện xét nghiệm cho chính xác. Các phương pháp xét nghiệm chủ yếu

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm tủy xương.

6. Lưu ý dành cho người bệnh máu trắng và gia đình

Lưu ý dành cho người bệnh máu trắng và gia đình

6.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp người bị bệnh máu trắng cải thiện sức khỏe:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như thịt, cá, …
  • Hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán
  • Không ăn món quá cay nóng
  • Sử dụng thực phẩm sạch

6.2. Chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân

Không chỉ với cơ thể, người bệnh máu trắng cần được động viên cả về mặt tinh thần:

  • Đồng cảm, chia sẻ giúp người bệnh lấy lại tính thần
  • Tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái
  • Vẽ tranh, nghe nhạc
  • Tạo cơ hội cho người bệnh sống tươi vui

Đặc biệt, người nhà và bệnh nhân cần đặc biệt tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.

Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về bệnh máu trắng cũng như các dấu hiệu khi mức căn bệnh nguy hiểm này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN