Bệnh thiếu máu là gì? Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết và cách phòng tránh bệnh

Bệnh thiếu máu khá thường gặp, chúng được ghi nhận bởi nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Hội chứng này gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng xấu đến đời sống người bệnh. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các dấu hiệu và các phòng bệnh thiếu màu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Bênh thiếu máu khá phổ biến, chúng được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe hoặc một số xét nghiệm liên quan. Các trường hợp thiếu máu nhẹ sẽ không có dấu hiệu đặc biệt. Nếu bệnh nhân thiếu máu trầm trọng hơn bình thường, sẽ cảm thấy sự mệt mỏi rõ rệt.

Khi một người bị thiếu máu kéo dài, các cơ quan quan trọng như não, tim có thể tổn thương nặng. Thậm chí tình trạng thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

1.1. Tìm hiểu bệnh thiếu máu, thiếu sắt là gì?

bệnh thiếu máu là gì

Bệnh thiếu máu là nói đến bệnh lý khi số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường. Hoặc tình trạng bệnh nhân có hồng cầu không chứa đủ Hemoglobin. Hemoglobin là huyết sắc tố – một chất protein giàu chất sắt, giúp cho máu có màu đỏ. Tác dụng chính của hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào, mô cơ khác.

Việc bị bệnh thiếu máu sẽ khiến bệnh nhân không nhận đủ oxy, khiến cơ thể suy nhược. Các triệu chứng đi kèm khác cũng khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.

1.2. Các dạng thiếu máu thường gặp 

Một số dạng thiếu máu thường gặp trong cuộc sống có thể thống kê như dưới đây

  • Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin B12, thiếu Folate, …
  • Thiếu máu do bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính
  • Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm
  • Thiếu máu tán huyết
  • Thiếu máu bất sản vô căn
  • Thalassemia: Thiếu máu địa trung hải
  • Thiếu máu với hồng cầu khổng lồ
  • Thiếu máu ác tính

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu

Tủy xương là nơi hình thành gần như hầu hết hồng cầu chảy trong cơ thể. Đây là phần mô mềm trong xương, sản sinh các tế bào máu. Thông thường thì các tế bào hồng cầu sẽ sống và hoạt động trong 90 – 120 ngày. Sau đó chúng sẽ được đào thải và thay thế bằng các tế bào máu mới. Hormone EPO sẽ chịu trách nhiệm báo hiệu cho tủy xương tạo ra các hồng cầu với số lượng nhiều hơn.

Khi cơ thể không có đủ nguyên liệu để tạo thành hồng cầu, lượng hồng cầu mất đi nhiều hơn hồng cầu sinh ra sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu máu. Các vitamin cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu:

  • Sắt
  • Vitamin B12
  • Axit Folic

Nếu cơ thể bạn xanh xao, luôn cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, hãy xem xét một số lý do sau đây:

  • Cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất
  • Thực hiện phẫu thuật dạ dày, ruột,…
  • Mất máu do kinh nguyệt, loét dạ dày, …
  • Phụ nữ đang thai
  • Các bệnh mãn tính như ung thư, viêm khớp, …

3. Những triệu chứng khi bệnh nhân bị thiếu máu

Những triệu chứng khi bệnh nhân bị thiếu máu

3.1. Triệu chứng

Bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng nếu chỉ bị thiếu máu nhẹ. Khi bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, các dấu hiệu bắt đầu trở nên rõ rệt:

  • Tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt, khó ở
  • Cơ thể yếu, mệt mỏi thường xuyên
  • Đau đầu, chóng mặt, nôn nao
  • Hoa mắt, mờ mắt
  • Mất tập trung, suy nghĩ lan man

Nếu bệnh thiếu máu chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy các triệu chứng như:

  • Móng tay giòn, dễ gãy
  • Lòng trắng của mắt xanh hơn
  • Thèm ăn các món ăn không bình thường (đá, món phi thực phẩm, …)
  • Choáng váng, ngất xỉu đột ngột
  • Khó thở
  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Đau lưỡi

Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng và dấu hiệu này, bạn nêm tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài các biểu hiện trên, người mắc bệnh thiếu máu còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác tùy thể trạng.

3.2. Biến chứng

Nhiều người có phần coi thường vấn đề thiếu máu. Mà không biết rằng chúng có thể gay ra các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Thiếu máu não: Đau đầu, chóng mặt, ù tai, rối loạn cảm giác, tê bì tay chân, …

Suy giảm sức khỏe: Kiệt sức, ngất xỉu sau vận động,…

Các vấn đề tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp, suy tim sung huyết, …

Tử vong do thiếu máu cấp tính, hồng cầu hình liềm,…

4. Phòng tránh: Ăn gì để không bị thiếu máu?

4.1. Chế độ ăn cho người bị thiếu máu

Chế độ ăn cho người bị thiếu máu

Hãy chọn cho mình một chế độ ăn khoa học và đầy đủ chất. Đặc biệt, bạn nên ăn đa dạng và chọn các món giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và vitamin B12:

Sắt: thịt bò và các loại thịt khác. Sắt cũng có nhiều trong các loại đậu, đậu lăng, ngũ cốc, các loại rau lá xanh đậm, và trái cây khô.

Folate: có nhiều trong trái cây như chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, …

Vitamin B-12: có nhiều trong thịt và các sản phẩm từ sữa. B12 cũng có trong một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành.

Vitamin C: Cam quýt, dưa hấu và quả mọng. Vitamin C giúp bạn hấp thụ sắt tốt hơn

4.2. Điều trị bệnh thiếu máu

Bạn có thể điều trị bệnh thiếu máu nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khám sức khỏe tổng quát để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Điều trị bệnh thiếu máu cần nhắm đến nguyên nhân gây ra, các phương pháp sử dụng:

  • Truyền máu;
  • Corticosteroid – thuốc ức chế hệ miễn dịch
  • Erythropoietin, kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn;
  • Bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12, hoặc vitamin và khoáng chất khác.

Với các thông tin bổ ích trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh thiếu máu. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình trước những nguy cơ bệnh tật này nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN