Bệnh Quai bị được biết đến khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em là chủ yếu, và chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu những triệu chứng đặc trưng và cách điều trị bệnh quai bị trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung bệnh quai bị là bệnh gì?
Bệnh quai bị còn có tên gọi là “Bệnh viêm tuyến mang tai”. Đây là một căn bệnh gây ra do loài virus có tên Mumps virus – virus quai bị. Quai bị được đánh giá là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây lan thanh dịch bệnh. Đối tượng mắc bệnh được xác định chủ yếu là trẻ em từ 5 – 8 tuổi, và thanh thiếu niên.
Mặc dù bệnh lành tinh tuy nhiên quai bị có khả năng gây biến chứng khá nguy hiểm. Đặc biệt là ở nam giới, nhiều khả năng bệnh quai bị gây vô sinh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh quai bị có nguyên nhân trực tiếp là virus Mumps, đây là loài virus thuộc họ Paramyxoviridae. Virus quai bị có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên khá lâu, từ 1 đến 2 tháng. Nhiệt độ từ 15 – 20 độ C rất thích hợp cho sự sống của virus, khi trên 56 độ C thì chúng bị tiêu diệt nhanh chóng. Virus quai bị cũng dễ được khử sạch bằng các tác động của hóa chất diệt khuẩn.
Đường lây nhiễm bệnh quai bị là đường hô hấp. Người bệnh có thể truyền virus sang người khỏe mạnh trong suốt thời gian mắc bệnh. Các dịch tiết hô hấp, mũi họng hay nước bọt chứa virus có thể lây lan khi bạn nói chuyện, hắt hơi, khạc nhổ, …
1.2. Đối tượng dễ bị bệnh quai bị
Mặc dù đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ, nhưng người lớn vẫn có thể bị bệnh quai bị. Bệnh thường khởi phát vào mùa xuân, và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Độ tuổi thường mắc quai bị là từ 2 – 19 tuổi. Bệnh quai bị ở nam giới và nữ giới đều có thể để lại các biến chứng nguy hiểm.
1.3. Bệnh quai bị có lây không?
Bệnh quai bị là một bệnh có khả năng lây nhiễm. Chúng lây qua đường hô hấp, từ người này sang người khá khá dễ dàng.
Các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- Dùng chung vật liệu cá nhân
- Trường học, nhà trẻ có bệnh nhân quai bị
2. Triệu chứng nhận biết bệnh quai bị
2.1. Thời gian ủ bệnh
Bệnh quai bị có thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 14 đến 24 ngày tùy bệnh nhân. Trong thời gian này, bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Bệnh nhân vẫn có thể lây bệnh cho người khác vào giai đoạn này.
2.2. Thời kỳ khởi phát
Sau quá trình ủ bệnh, người bệnh có thể khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng như:
- Sốt nhẹ, dai dẳng không dứt
- Trẻ biếng ăn, kém ăn
- Suy nhược cơ thể
- Khó chịu
- Đau đầu, đau họng
- Đau góc dưới xương hàm, khớp thái dương, mõm chũm.
2.3. Thời kỳ toàn phát
Bệnh nhân quai bị có thể bị các triệu chứng nặng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bạn có thấy các biểu hiện như:
- Sốt cao tới 39 độ C
- Tuyến mang tai sưng to
- Đau nhức tai
- Đau đầu
- Khó nuốt, khó nói
- Bên cạnh đó, trẻ em bị bệnh quai bị còn có nguy cơ gặp phải các tổn thương thần kinh như:
- Viêm màng não
- Viêm não, viêm tinh hoàn (Ở nam giới)
- Ảnh hưởng tới thính lực
- Viêm tụy cấp tính, trụy mạch
2.4. Hồi phục
Sau khoảng một tuần phát bệnh, nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ có phần thuyên giảm. Bệnh nhân có thể khỏi hẳn bệnh nếu bệnh tinh không quá nặng và không gặp phải biến chứng nguy hiểm nào
3. Biến chứng nguy hiểm của quai bị gây vô sinh
Một trong những yếu tố khiến bệnh quai bị trở nên nguy hiểm là vì chúng có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ.
3.1. Viêm tinh hoàn do quai bị
Đây là một biến chứng đặc hiệu có thể thấy ở bé trai, nam thiếu niên và cả nam giới trưởng thành. Khi bệnh nhân quai bị gặp biến chứng này, tinh hoàn có biểu hiện sưng to hơn bình thường. Kích thước tinh hoàn có thể sưng gấp 2 đến 3 lần. Cảm giác đau vùng bìu, mệt mỏi và sốt cao là khó tránh khỏi.
Sau biến chứng, nhiều bệnh nhân bị teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Thậm chí bệnh quai bị còn tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
3.2. Viêm buồng trứng
Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị viêm buồng trứng khá thấp, chưa đến 10% các ca biến chứng. Người bệnh có dấu hiệu đau bụng kéo dài, ra nhiều khí hư, có mùi hôi và màu biến đổi. Bệnh có thể tiến triển thành viêm buồng trứng mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời.
Các biến chứng đi kèm còn có thể kể đến như
- U nang buồng trứng
- U nang ống dẫn trứng
- Tắc vòi trứng
- Dính buồng trứng
- Suy giảm chất lượng trứng
4. Điều trị bệnh quai bị
4.1. Phương pháp điều trị
Bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu là hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân, hạn chế các biến chứng. Tùy theo triệu chứng, bác sĩ có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc hạ sốt
- Dùng thuốc giảm đau
- Uống nhiều nước
- Bổ sung chất điện giải, uống Oresol
- Chườm mát
- Dùng kháng sinh kê toa
4.2. Bị quai bị kiêng gì?
- Hạn chế các món ăn cứng, nhiều gia vị. Nên ăn cháo, súp đầy đủ dinh dưỡng
- Không ăn đồ nếp, cá tanh, …
- Tránh khu vực kém vệ sinh, ô nhiễm
- Kiêng gió lạnh
- Tránh tiếp xúc với người khác
5. Phòng bệnh quai bị ở người lớn và trẻ em
- Vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Tránh tiếp xúc với người bệnh
- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người
- Tiêm vaccin quai bị
Trên đây chúng tôi đã mang đến cho bạn và gia đình các thông tin bổ ích về bệnh quai bị. Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy đưa trẻ tới trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời nhé!