Viêm màng não ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh

Viêm màng não ở trẻ em có nhiều nguyên nhân do vi khuẩn Hib, do phế cầu khuẩn, do mô cầu. Bệnh có thể lây lan nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Do vậy cha mẹ cần chủ động nắm được các thông tin về dấu hiệu nhận biết bệnh để có thể điều trị kịp thời.

1. Viêm màng não ở trẻ em do nguyên nhân nào?

nguyên nhân gây viêm màng não

1.1. Do vi khuẩn Hib

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm màng não là do vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenza týp B). Bệnh thường xảy ra chủ yếu với những nhóm trẻ không được tiêm vacxin phòng bệnh.

Bệnh do vi khuẩn Hib thông qua đường hô hấp sẽ lây truyền từ người sang người.

Thời gian ủ bệnh thường dưới 10 ngày, tỷ lệ tử vong thường xảy ra ở những ngày đầu tiên và có nguy cơ cao.

1.2. Do phế cầu (Streptococcus pneumoniae)

Phế cầu không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh như bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Nhiều trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm màng não từ phế cầu.

Bệnh do phế cầu khuẩn gây ra ngày càng khó điều trị do việc sử dụng kháng sinh không còn hiệu quả.

1.3. Viêm màng não mô cầu (Neisseria meningitides)

Viêm màng não mô cầu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau nhưng hai bệnh thường gặp nhất là viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Và tử vong thường gặp nhất ở nhiễm trùng huyết tối cấp.

Bệnh thưởng ủ từ 1 – 10 ngày và lây qua đường hô hấp. Các dấu hiệu bệnh giống như cảm cúm nên dễ bị nhầm lẫn: đau đầu, ho, đau họng, mệt mỏi. Sau đó, sốt cao 39 – 40 độ, buồn nôn, ớn lạnh và rét run, đau khớp, đau cơ, nhất là vùng sống lưng và hai chân. Ngoài ra người bệnh có thể bị tụt huyết áp, mạch đập nhanh và có thể bị sốc. Dấu hiệu điển hình của bệnh là xuất huyết ban ở vùng nách, hông, quanh các khớp khuỷu, gối, cổ chân. Nốt ban giống như nốt phỏng và sau 1 – 2 ngày sau khi sốt sẽ xuất hiện.

3. Dấu hiệu viêm màng não

Dấu hiệu viêm màng não
Dấu hiệu viêm màng não

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em ban đầu rất giống với các bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Cụ thể như: sốt, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, ho, chảy nước mũi. Vì vậy, phụ huynh cần liên tục đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Nếu sốt cao trên 38,5 độ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.

Một số dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý cảnh báo bệnh viêm màng não như:

  • Co giật
  • Rối loạn ý thức
  • Đau đầu, nôn, liệt, giảm vận động tay, chân hoặc nửa người

Nếu thấy các biểu hiện bất thường như trên cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế chuyên môn để được điều trị kịp thời.

4. Viêm màng não có chữa được không?

Viêm màng não có chữa được không
Viêm màng não có chữa được không

Bệnh viêm màng não là một loại bệnh nặng. Khi thấy có triệu chứng nghi ngờ cần được thăm khám và nhập viện ngay để điều trị. Nếu để trễ, bệnh có thể gây nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng xấu như: điếc, mù lòa, co giật, liệt chân tay hoặc mất nhận thức. Tuy nhiên, nếu được cứu chữa kịp thời, khả năng trẻ có thể khỏi bệnh và khỏe mạnh bình thường.

Tất nhiên cũng có khoảng 5-10% trường hợp được chẩn đoán sớm, điều trị phù hợp không tránh khỏi tử vong, có thể ngay sau 24-48 giờ có triệu chứng. Cũng có tới 10-20% những trẻ đã khỏi bệnh nhưng vãn bị tổn thương não vĩnh viễn, giảm thính lực hoặc giảm khả năng học tập.

Bệnh viêm màng não rất nguy hiểm, việc chữa được hay không, điều trị bao lâu còn tùy thuộc giai đoạn bệnh và thể trạng của từng người bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh, trẻ cần được điều trị sớm nhất có thể.

5. Viêm màng não có lây không?

Viêm màng não có lây không
Viêm màng não có thể lây qua đường hô hấp

Bệnh viêm màng não là căn bệnh có thể lây qua đường hô hấp. Do các loại vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh tiềm ẩn trong những chất tiết ra từ đường hô hấp. Người bình thường nếu hít phải những chất tiết này khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ dễ bị mắc bệnh.

Những vi trùng, siêu vi trùng này đi vào cơ thể, thấm vào máu rồi xâm nhập vào màng não và gây bệnh.

Bệnh có thể lây qua gián tiếp qua tiếp xúc da, qua đồ dùng chung. Nhưng nó không lây qua việc hít thở không khí chung.

Bệnh có thể lây lan đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian dài.

Trung bình 4 ngày là thời gian ủ bệnh, thời gian có thể dao động từ 2 – 10 ngày. Loại vi khuẩn gây viêm màng não đặc biệt chỉ lây nhiễm ở con người và không lây nhiễm từ động vật.

6. Tiêm phòng viêm màng não

Tiêm phòng viêm màng não
Tiêm phòng viêm màng não

Viêm màng não ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Do đó, phụ huynh cần lưu ý thời điểm tiêm và độ tuổi tiêm phòng phù hợp để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, phụ huynh cần giữ ấm, chăm sóc trẻ tốt vào những thời điểm thay đổi thời tiết để phòng ngừa bệnh. Khi trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi họng hay viêm tai, cần được kịp thời điều trị để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm màng não.

Tóm lại, viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những di chứng đáng tiếc. Trên đây là những thông tin tổng hợp về các nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp phòng bệnh. Hy vọng giúp cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích để tham khảo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN