Bệnh thận – Dấu hiệu bị suy thận, yếu thận, sỏi thận cần chú ý

Bệnh thận luôn là những căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng gia tăng trong xã hội. Chúng khó để phát hiện sớm bởi các dấu hiệu bệnh không rõ ràng. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu triệu chứng bệnh thận và cách phòng tránh hiệu quả nhất nhé!

1. Vai trò, chức năng thận trong cơ thể

Vai trò, chức năng thận trong cơ thể

Thận có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Có thể liệt kê bốn chức năng chính của thận là:

  • Lọc máu và chất thải: các chất thải sẽ được tiết ra ngoài. Các cặn bã này sẽ được đào thải ra bằng nước tiểu
  • Điều hòa thể tích máu: sản xuất nước tiểu để kiểm soát dịch bào. Tức là khi bạn uống nhiều nước, thận sẽ làm việc và tạo ra nhiều nước tiểu thải ra.
  • Bài tiết nước tiểu: chất thải sau khi được thận lọc ra sẽ this lại ở bàng quang và hình thành nước tiểu thải ra ngoài.
  • Trung hòa các chất hòa tan trong máu: giải phóng một số hormon cho cơ thể, giúp xương tạo hồng cầu, điều hòa huyết áp, …

2. Dấu hiệu bệnh suy thận cấp và mạn tính

Dấu hiệu bệnh suy thận cấp và mạn tính

Suy thận là gì? Suy thận là bệnh án về sự tổn thương, suy giảm chức năng thận. Bệnh thận ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, bởi việc lọc chất độc không được thực hiện đúng cách.

Có thể phân bệnh suy thận thành hai cấp độ: Suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

2.1. Suy thận cấp tính

Bệnh thận xảy ra trong một thời gian ngắn, có thể khỏi bệnh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh suy thận cấp càng kéo dài, thì sẽ càng nguy hiểm. Có thể phát triển thành suy thận mạn tính và ko thể chữa bệnh dứt điểm.

2.2. Suy thận mạn tính

Bệnh án suy thận mạn tính là tình trạng người bệnh bị suy thận cấp tính nhưng không được phát hiện kịp thời. Thận bị tổn thương kéo dài sẽ khiến một số bộ phận bị phá hủy. Vì vậy, không thể chữa trị suy thận mạn tính, mà chỉ có thể kiểm soát để bệnh tình không nặng hơn.

2.3. Triệu chứng khi bị suy thận

Người bệnh bị suy thận sẽ gặp nhiều trở ngại về sức khỏe trong cuộc sống. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể

  • Khó ngủ, kèm theo hiện tượng ngưng thở tạm thời
  • Ngáy to kéo dài, có âm thanh khịt mũi khi ngủ
  • Đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Cơ thể thiếu máu, giảm hồng cầu
  • Khô da, ngứa ngáy khó chịu

Cơ thể tích tụ độc tố do thận không hoạt động hiệu quả. Các chất độc, cặn bã không được thanh lọc sẽ kiến người bị bệnh thận khó chịu.

Ngoài các triệu chứng trên, một số bệnh nhân suy thận còn cho biết họ gặp những dấu hiệu như:

  • Cảm giác có mùi hôi, vị kim loại trong miệng
  • Đau lưng do bệnh thận
  • Huyết áp cao
  • Đi tiểu ra máu, mùi và màu nước tiểu thay đổi

3. Dấu hiệu bệnh sỏi thận

Dấu hiệu bệnh sỏi thận

3.1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là bệnh thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu kết tinh thành thể rắn. Chúng lắng đọng lại ở trong thận, nếu sỏi có kích thươc nhỏ thì có thể thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên vó những viên sỏi kích thước lớn, không thể đào thảo ra ngoài, sẽ gây cọ xát, tổn thương thận

3.2. Triệu chứng khi bị sỏi thận

  • Nôn, buồn nôn: Bệnh nhân muốn ói mửa do thận bị tắc nghẽn. Bệnh thận có liên quan đến hệ tiêu hóa, nên khi thận bị nghẽn do sỏi, chúng kích thích dạ dày co thắt, làm người bệnh buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều lần: Lượng nước tiểu mỗi lần khá nhỏ, nhưng người bệnh có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. 
  • Đi tiểu ra máu: Sỏi thận gây tổn thương niêm mạc tiết niệu, gây chảy máu. Nước tiểu có mà hồng hoặc nâu. Bạn nên đi khám kịp thời.
  • Đau rát khi đi tiểu: Do các viên sỏi kích thích bàng quang nên gây đâu sỏi thận
  • Sốt và ớn lạnh: đi kèm với các triệu chứng sỏi thận khác, thì rất có thể bạn bị nhễm trùng vì sỏi thận.

4. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thận

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thận

Chúng tôi sẽ liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thận. Bạn có thể tham khảo ngay dưới đây:

  • Chấn thương dẫn đến cơ thể bị mất máu, nhiễm trùng, dẫn đến thiếu máu đến thận
  • Mắc các bệnh lý khác (như đái tháo đường, tăng huyết áp, …)
  • Cơ thể mất nước thời dài
  • Chế độ ăn thiếu cân bằng ( thừa muối, nhiều dầu mỡ, …)
  • Thận bị tổn thương do nhiễm trùng huyết
  • Bị ảnh hưởng từ chất độc ngoài môi trường

5. Cách phòng tránh bệnh thận

Cách phòng tránh bệnh thận

Để có thể phòng tránh bệnh thận, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Với những bệnh nhân bị thân, đây cũng là yếu tố tích cực kiểm soát sức khỏe của bạn.

  • Hạn chế uống nước ngọt có ga, nước ngọt, rượu bia, trà đặc
  • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
  • Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau
  • Uống nhiều nước
  • Không nhịn đi tiểu thời gian dài
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ít muối, giả đạm
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Đi khám sức khỏe thường xuyên

Bạn nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Các thông tin trong bài bài viết không có tính thay thế chẩn đoán của bác sĩ. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về triệu chứng của bệnh thận và cách ngăn ngừa bệnh thận hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN