Bệnh viêm phế quản: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Bệnh viêm phế quản là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em và cả người lớn nhất là vào thời điểm giao mùa. Vậy nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh, các cách điều trị ra sao, cùng Khaibaoyte.vn tìm hiểu qua những thông tin tổng hợp sau.

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Phế quản được hiểu như sau: phế tức là phổi, quản là cái ống. Do đó viêm phế quản là viêm ống dẫn không khí vào trong phổi. Khi các ống dẫn khí này bị viêm sẽ khiến cho lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống bị tổn thương, dẫn đến phù nề, gây co thắt các cơ trơn dưới lớp mô. Điều này gây ra tình trạng tiết dịch vào lòng ống và xảy ra hiện tượng ho, khò khè, có đờm,..

Bệnh gồm hai loại chính:

Viêm phế quản cấp: do vi khuẩn, virus hoặc cả hai. Người trước đó không có tổn thương ở niêm mạc phế quản thì được gọi là viêm phế quản cấp.

Viêm phế quản mãn tính: tình trạng viêm kéo dài có thể hàng tháng, hàng năm, nghiêm trọng hơn so với viêm phế quản cấp tính. Ở giai đoạn này, các ống phế quản liên tục bị kích thích là dễ gây nên tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản là vi khuẩn, virus hoặc cả hai. Những loại virus thường gây bệnh như: Adenovirus, corona virus, virut cúm A, B, metapneumovirus, RSV, rhinovirus,.. Ngoài ra, một số vi khuẩn sau cũng là nguyên nhân gây bệnh nhưng hiếm gặp hơn như: Ho gà, chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia…

Lây qua đường hô hấp qua các dịch tiết từ nước mũi, miệng, đờm mà người bệnh thải ra.

Thời tiết mùa đông xuân cũng là nguyên nhân gây bệnh do thích hợp cho virus phát triển.

Môi trường ô nhiễm như bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá,…khiến đường hô hấp bị tổn thương. Môi trường làm việc nhiều hóa chất, khói bụi, .. cũng làm cho con người dễ mắc bệnh hơn.

Người có hệ miễn dịch kém cũng dễ bị virus tấn công hơn người bình thường và là nguyên nhân gây bệnh.

Các cơn ợ nóng, ở chua lặp đi lặp lại kích thích cổ họng gây tổn thương ống phế quản cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản.

3. Dấu hiệu bị bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu bị bệnh viêm phế quản
Dấu hiệu bị bệnh viêm phế quản

Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở những người bị mắc viêm phế quản bao gồm:

Những người mắc bệnh viêm phế quản thường có những dấu hiệu sau: ho, khạc đờm, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, khó thở hay tức ngực.

Trường hợp bị viêm phế quản cấp tính, triệu chứng rõ ràng nhất là cảm lạnh (nhức đầu nhẹ hoặc cơ thể đau nhức), sau khi hết viêm sẽ gặp hiện tượng ho dai dẳng kéo dài vài tuần.

Trường hợp viêm phế quản mãn tính, các dấu hiệu sẽ lâu hơn trước khi bệnh nặng. Các triệu chứng khác có thể xấu hơn.

4. Bệnh viêm phế quản có lây không?

Bệnh viêm phế quản có lây không
Bệnh viêm phế quản là bệnh dễ lây lan qua không khí

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến viêm phế quản trở thành bệnh lý phổ biến là do lây lan. Theo các chuyên gia, loại virus hợp bào gây ra bệnh rất dễ phát tán, lây lan qua không khí. Thậm chí, trong trường hợp không kiểm soát chặt chẽ, virus hợp bào có thể phát triển trở thành một bệnh dịch. Viêm phế quản có thể lây lan theo 2 đường chính là:

Vi rút gây ra bệnh viêm phế quản là loại virus hợp bào rất dễ phát tán, đặc biệt dễ lây lan qua không khí. Nếu không được kiểm soát, nó có thể trở thành một dịch bệnh.

Con đường lây lan chính của bệnh là do người bình thường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua con đường tiết dịch đường hô hấp,

Con đường lây lan gián tiếp thứ hai là qua các vật dụng cá nhân. Theo nghiên cứu loại virus này có thể sống trên bề mặt đồ dùng tới vài giờ. Những vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, bát, chén, bàn chải,.. Nếu dùng chung đồ vật đó với người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Do người bình thường chạm tay vào đồ vật cá nhân rồi cho tay lên mắt, mũi, miệng khiến cho virus xâm nhập vào cơ thể.

5. Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh thường có biểu hiện phổ biến như: ho, sổ mũi, đờm,..gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như sau: viêm phổi, bệnh hen phế quản, áp xe phổi, phổi bị tắc nghẽn, các bệnh về tim mạch.

6. Điều trị bệnh viêm phế quản

Điều trị bệnh viêm phế quản
Điều trị bệnh viêm phế quản theo chỉ định của bác sĩ

Để điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính hay mãn tính cần được sự chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh viêm phế quản cấp tính, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm các triệu chứng như thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc hít hoặc thuốc giảm viên hay thuốc làm giãn phế quản tùy tình trạng bệnh nhân.

Đối với bệnh viêm phế quản mãn tính, phương pháp điều trị là cần có liệu pháp phục hổi chức năng qua vận động để điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng viêm. Đồng thời giúp tăng cường sức khỏe để cải thiện tình trạng bệnh.

7. Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản

  • Bệnh viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp. Do đó, cần tránh tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm. Thường xuyên rửa tay xà phòng, không ho vào không khí.
  • Thường xuyên vệ sinh các bề mặt như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, điện thoại,..
  • Thường xuyên uống nhiều nước, mùa đông cần giữ ấm, tránh nóng lạnh đột ngột.
  • Tăng cường các loại vitamin, khoáng chất theo tư vấn bác sĩ.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Nếu có ý thức tự giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung sẽ hạn chế được các bệnh qua đường hô hấp như bệnh viêm phế quản. Ngoài ra, luôn luôn duy trì những thói quen tốt để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường đề kháng, chống lại các loại bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN