Cúm A là bệnh gì? Triệu chứng cúm A và cách điều trị

Cúm A H1N1 từng gây ra một đại dịch lớn trên thế giới và cả Việt Nam. Chúng lây lan nhanh trên thế giới vào khoảng năm 2009. Và đến tháng 8 năm 2010, đại dịch được WHO công bố kết thúc.

1. Cúm A là bệnh gì?

cúm A H1N1 là bệnh gì

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng virus như H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa đông – xuân. Bệnh rất dễ lây lan chỉ đơn giản qua hạt bụi, giọt nước liti dính virus. Nhất là những nơi tụ họp đông người như lễ hội mùa xuân, trường học, các khu du lịch, khu vui chơi.

Bệnh cúm A H1N1 từng là một đại dịch lớn trên toàn cầu vào năm 2009. Năm đó WHO đã tuyên bố cúm A H1N1 là một đại dịch cho đến tháng 8 năm 2010 thì chấm dứt.

Hiện nay, loại cúm này vẫn dễ lây lan từ người sang người nhưng đã được kiểm soát và có thể tiêm chủng vắc – xin để phòng ngừa hiệu quả.

2. Cúm A có nguy hiểm không?

Cúm A có nguy hiểm không

Cúm A H1N1 dễ lây lan như các loại cúm khác qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Đôi khi chỉ là chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng, người bình thường cũng dễ nhiễm. Đặc biệt hơn, những người dùng chung vật dụng cá nhân với người cúm như ly nước, khăn,.. cũng có thể lây bệnh.

Bệnh cúm A H1N1 dễ mắc, dễ lây, dễ thành đại dịch nhưng tỷ lệ tử vong thấp chỉ từ 1 – 4%. Bệnh không nguy hiểm như các bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9). Nhưng cũng có thể gây bội nhiễm, viêm phổi hoặc suy đa tạng, tử vong đối với người có bệnh mạn tính. Hàng năm toàn thế giới ghi nhận 250.000 – 500.000 người tử vong do cúm.

3. Triệu chứng cúm A

triệu chứng cúm A

Triệu chứng cúm A H1N1 cũng giống như cúm khác: sốt đột ngột cao trên 38 độ, ho khan, viêm họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn,…

Phần lớn, những ai bị cúm nhẹ thì tự hồi phục mà không cần điều trị.

Tuy nhiên có một số trường hợp gặp phải triệu chứng nặng hơn như: khó thở, viêm phổi, rối loạn tri giác, tử vong.

4. Trường hợp nào có nguy cơ biến chứng cao do cúm?

  • Phụ nữ mang thai trước khi sinh 2 tuần
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Những người bị mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi, tim, đái tháo đường, bệnh thận, gan,
  • Người béo phì
  • Trường hợp suy giảm hệ miễn dịch
  • Trên 65 tuổi, rất ít khi bị nhiễm bệnh cúm. Nhưng không may mắc, họ dễ bị biến chứng nặng.
  • Những người từ 65 tuổi trở lên hiếm khi bị nhiễm cúm. Nhưng nếu mắc bệnh, họ sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng.

5. Cách điều trị cúm A H1N1

điều trị cúm A

Bệnh cúm A thường lành tính nhưng sẽ biến chứng nặng đối với những ai có bệnh về tim mạch và hô hấp. Hiện chưa có thuốc đặc trị nhưng chúng ta có thể áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng.

Người bệnh mắc cúm A cần lưu ý khi điều trị như sau:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Người bệnh cần uống nhiều nước để bù nước, ăn các thức ăn dạng lỏng.
  • Thuốc hỗ trợ điều trị cúm A chủ yếu các loại thuốc hạ sốt, vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng loại thuốc nào cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ, không tự ý sử dụng. Đặc biệt không tùy ý sử dụng aspirin.
  • Người bệnh cần chủ động cách ly với mọi người xung quanh, không dùng chung vật dụng để phòng tránh lây nhiễm.

6. Cách phòng tránh cúm A

cách phòng tránh cúm A
  • Thường xuyên rửa tay xà phòng, không đưa tay lên mũi, mũi, miệng. Khi ho, hắt hơi cần che miệng. Sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn mũi, họng, mắt hàng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh cúm.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, ngăn ngữa nhiễm virus cúm.
  • Dọn dẹp vệ sinh, làm sạch các bề mặt, vật dụng thường xuyên tiếp xúc để hạn chế virus trên bề mặt.
  • Mở cửa nhà ở, lớp học, văn phòng làm việc giúp thoáng khí.
  • Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho cả trẻ em và người lớn đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc để phòng bệnh.

Về cơ bản bệnh cúm A khá giống với cúm thông thường. Do đó, mọi người đều chủ quan và không chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh. Ngoài việc, chú ý theo dõi bản thân và những người xung quanh mỗi khi giao mùa, bạn cần luyện tập, sinh hoạt đầy đủ để tăng sức đề kháng. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì mọi bệnh tật sẽ ít đến và nếu có đến thì cũng dễ dàng qua khỏi. Hy vong, bạn đã có thêm những kiến thức cơ bản cho loại bệnh này và chủ động trong chữa trị, phòng tránh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN