Bệnh Whitmore thường được mọi người nhắc đến là một căn bệnh do vi khuẩn “ăn thịt người” gây nên. Chúng tiến triển nhanh và khó chẩn đoán chính xác, nên tỷ lệ tử vong vì bệnh rất cao. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh Whitmore nguy hiểm này nhé!
Mục lục bài viết
1. Bệnh Whitmore – Bệnh “ăn thịt người” nguy hiểm
Bệnh Whitmore là gì? Whitmore còn được gọi là bệnh Melioidosis. Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Bệnh hình thành bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia Pseudomallei.
Để hiểu chính xác về bệnh, thì chúng tôi khẳng định vi khuẩn bệnh Whitmore không “ăn thịt”. Chúng đầu độc các mô, tế bào, gây ra sự hoại tử, viêm loét hay áp xe.
Bệnh Whitmore khá ít gặp và khó lây lan thành bệnh dịch. Diễn biến bệnh không đặc trưng và khó phát hiện sớm. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các hệ quả nguy hiểm, như phải cắt bỏ chân tay, sốc nhiễm khuẩn, …. Bệnh có thể dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng.
Tại Việt Nam, bệnh Whitmore đã tồn tại từ lâu. Do phần lớn người dân chưa có kiến thức về bệnh nên nhiều người chưa biết đến căn bệnh này. Bệnh Melioidosis được ghi nhận nhều ở khu vực Đông Nam Á và Australia.
2. Nguyên nhân lây truyền bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore hình thành do sự xâm nhập của vi khuẩn B. pseudomallei. Loài khuẩn này sống chủ yếu trong đất, bùn đất hay trên bề mặt nước. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua các đường:
- Các vết thương hở, vết trầy xước trên da
- Đường hô hấp ( hít phải hạt bụi, giọt nước có vi khuẩn, … )
Đến thời điểm hiện tại, chi ta chưa ghi nhận trường hợp bệnh Melioidosis lây từ người sang người. Chính vì vậy, nguy cơ, nguồn gốc gây bệnh chủ yếu do tiếp xúc với vi khuẩn có trong đất hoặc nước bẩn. Bệnh rất khó để bùng thành dịch nếu chỉ có nguồn bệnh như trên.
Đối tượng dễ bị bệnh Whitmore, bệnh Melioidosis:
- Người bệnh mạn tính như: tiểu đường, viêm thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, …
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch
- Các đối tượng nghiện bia rượu
- Bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid dài ngày
- Nông dân thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước
- Người sống ở vùng có vi khuẩn Whitmore
Bệnh Whitmore đặc biệt dễ lây lan trong mùa mưa. Vì thời tiết, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi loài vi khuẩn này đã vào được cơ thể, chúng có thể phát bệnh ngay hoặc ủ bệnh trong thời gian dài.
Một số hồ sơ bệnh nhân đã cho thấy, thời gian ủ bệnh Melioidosis trung bình là khoảng 9 ngày. Tuy nhiên biên độ thời gian khá lớn, người bệnh có thể phát bệnh sau 1 – 21 ngày. Có trường hợp vi khuẩn này ủ bệnh tới hơn 60 năm.
3. Triệu chứng bệnh Whitmore ở người
Tại chỗ vi khuẩn Whitmore xâm nhập, chúng tạo các mụn mủ, hoặc một ổ áp xe lớn tùy mức độ. Vi khuẩn sẽ đi theo hệ tuần hoàn, nhờ máu mà lan ra khắp các cơ quan trong cơ thể. Các bộ phận dễ bị ảnh hưởng là:
- Phổi
- Gan
- Lá lách
3.1. Viêm phổi
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Whitmore là nhiễm trùng phổi. Các vi khuẩn bệnh Melioidosis biến phổi thành một khoáng chứa mủ đặc biệt (abscess phổi).
Triệu chứng viêm có thể nhẹ như viêm phế quản, hoặc trở thành viêm phổi nặng. Bệnh nhân sẽ thấy một số biểu hiện như:
- Đau đầu, nhức đầu
- Sốt cao
- Chán ăn, buồn nôn
- Ho
- Đau nhức cơ thể, đau nhức cơ
- Xuất hiện các ổ nhiễm trùng trên da
Người bệnh sẽ có dấu hiệu khá giống bệnh lao hay bệnh viêm phổi thông thường. Chính vì thế bệnh nhân thường chủ quan và để bệnh tiến triển nặng mới điều trị.
3.2. Nhiễm trùng cục bộ
Bệnh nhân bị bệnh Whitmore sẽ thấy đau hoặc sưng ở một vùng nhất định trên cơ thể. Ví dụ như:
- Tuyến mang tai (liên quan quai bị, bên dưới tai)
- Đau cơ
- Nhiễm trùng da, viêm loét da (Vùng sinh dục, cổ, mặt, …)
- Áp xe
3.3. Nhiễm trùng máu
Nhiễm khuẩn huyết do độc tố của khuẩn Whitmore đã xâm nhập vào máu bệnh nhân. Lúc này, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng liên quan đến hệ tim, động mạch, não, thận, gan, xương khớp, …
4. Chẩn đoán bệnh Whitmore ở người
Để chẩn đoán bệnh chính xác, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm vi sinh học. Xét nghiệm này sẽ phát hiện vi khuẩn ngoại lai trong máu, nước tiểu, đờm hoặc dịch của người nghi nhiễm. Các xét nghiệm máu thường sử dụng có thể kể đến như: IHA, CF, PCR, …
5. Điều trị, phẫu thuật cho bệnh nhân Whitmore
Bệnh nhân khi được chẩn đoán bị bệnh nhiễm khuẩn Whitmore, điều trị bệnh sẽ cần theo phác đồ của bác sĩ. Tuân thủ các khuyến nghị từ bác sẽ giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng và sự nguy hiểm của căn bệnh nguy hiểm này.
- Sử dụng liều lượng kháng sinh tùy theo mức độ
- Phẫu thuật loại bỏ các cùng viêm, áp xe nếu cần thiết
6. Phòng tránh bệnh Whitmore do vi khuẩn
Việc tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Whitmore. Tuy nhiên, để giúp giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm, người dân có thể thực hiện các biện pháp như dưới đây:
- Băng bó cẩn thận các vết thương ngoài da
- Tránh tiếp xúc với nước, bùn đất
- Đi ủng nếu phải xuống ruộng
- Đeo bao và áo choàng nếu cần thiết
Trên đây là các thông tin về bệnh Whitmore mà Khaibaoyte đã cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn đã biết cách phòng tránh bệnh cho bạn và cả gia đình.