Bệnh zona thần kinh là căn bệnh do virus thủy đậu gây ra. Chúng để lại cho bệnh nhân nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Khaibaoyte sẽ cùng bạn tìm hiểu đặc điểm của bệnh zona và cách chữa bệnh hiệu quả nhé!
Mục lục bài viết
1. Những điều cần biết về bệnh zona
Bệnh zona thần kinh có tên tiếng Anh là shingles. Ở Việt Nam, bệnh còn có tên dân gian là bệnh giời leo. Zona là căn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus thủy đậu, thuộc họ Herpes gây ra. Người bị thủy đậu chỉ bị bệnh một lần trong suốt cuộc đời. Nhưng virus thủy đậu vẫn có thể tồn tại trong cơ thể dưới trạng thái tiềm tàng, không gây bệnh. Virus khi gặp điều kiện thuận lợi có thể tái hoạt và gây bệnh cho cơ thể.
Bệnh zona khởi phát khi loại virus trên lan ra các đầu dây thần kinh, tấn công làm tổn thương niêm mạc, da. Đó là lý do zona thần kinh là bệnh da liễu nhưng lại gây ra ảnh hưởng tới thần kinh.
2. Triệu chứng của bệnh zona thần kinh là gì?
Trước bệnh nhân có các tổn thương trên da, bệnh nhân có thể cảm thấy các cơn đau dây thần kinh. Giai đoạn này có thể kéo dài 2 – 3 tuần.
Khi người bệnh Zona có các triệu chứng bệnh đầu tiên, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm nhất. Một số biểu hiện sớm của bệnh giời leo:
- Nổi ban đỏ, đau rát, ngứa da
- Nổi mụn nước, bọng nước lan theo dây thần kinh
- Sốt 38 – 39 độ C
- Đau đầu
- Đau cơ
- Rối loạn tiết mồ hôi
- Ù tai, nghe kém
- Nước tiểu vàng
- Sợ ánh nắng
Nếu các mụn nước để lâu, nước mủ bên trong sẽ đục dần và vỡ ra, hình thành các vết sẹo vẩy trắng như hắc lào. Sau khi lành bệnh, nhiều bệnh nhân sẽ bị đau sau Zona. Lý do các cơn đau này là do tổn thương thần kinh kéo dài từ 1 – 3 tháng.
3. Biến chứng của zona thần kinh
Bệnh zona thần có thể khỏi sau 2 – 3 tuần nếu được chữa trị sớm và đúng phương pháp. Nếu bệnh để kéo dài, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
- Mất thị lực tạm thời hoặc mù vĩnh viễn
- Viêm phổi
- Suy giảm thính giác
- Viêm não, viêm màng não
- Viêm gan, viêm thận
- Nhiễm trùng, bội nhiễm
4. Lưu ý kiêng cữ khi bị bệnh zona thần kinh
Người mắc bệnh Zona thần kinh có thể truyền virus thủy đậu sang người khác. Bệnh có thời điểm dễ bùng phát nhất là vào mùa mưa, mùa hè và lúc giao mùa. Người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm dưới đây để bệnh tình không chuyển biến xấu hơn:
- Hạn chế dầu mỡ, chất béo: Các chất này khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn
- Thức ăn nhanh, nhiều tinh bột, thực phẩm muối, chế biến sẵn
- Đồ uống có cồn, bia, rượu: Cản trở hệ miễn dịch, bệnh tiến triển nhanh hơn
- Nước ngọt có ga
- Các loại thức ăn chứa axit amin arginine: Chocolate, bánh mì trắng, lúa mì, …
- Các loại hạt dễ gây dị ứng: Hạnh nhân, hạt điều, …
- Ngũ cốc tinh chế: Tăng lượng đường huyết, khiến vết thương lâu lành hơn
Bệnh nhân bị giời leo nên ăn các loại thực phẩm tốt, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Các món ăn nên sử dụng:
- Thực phẩm giàu lysine: Sữa, pho mát, thịt gà,… Lysine có tác dụng ngăn cản sự phát triển của virus zona, tăng sức đề kháng
- Thực phẩm giàu kẽm: Các loại rau xanh, cá hồi, thịt đỏ,… Kẽm giúp tăng sức đề kháng, khiến người bệnh mau lành vết thương
- Hoa quả giàu vitamin B6, B12, C: Chuối, sữa chua, khoai lang, khoai tây, … tăng cường hệ miễn dịch
- Tỏi: Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng
5. Thuốc bôi điều trị bệnh zona giời leo
Bệnh zona thần kinh được bác sĩ kê các loại thuốc với tác dụng giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương sâu, … Từ đó bệnh nhân có thể giảm thiểu biến chứng cũng như đảm bảo thẩm mỹ sau khi khỏi bệnh.
Các loại thuốc điều trị tại chỗ có thể được kê đơn:
- Giảm đau, thuốc an thần
- Chống viêm, chống nhiễm trùng: dung dịch xanh metylen 1%, hồ nước, thuốc mỡ, …
- Thuốc kháng sinh, chống bội nhiễm, chống phù nề acyclovir, zovirax, Famciclovir…
- Vitamin B1, B6, B12 liều cao đường uống hoặc tiêm
- Thuốc tăng cường miễn dịch
- Kem chống tạo sẹo
6. Phòng bệnh zona thần kinh
Vacxin thủy đậu là phương pháp phòng tránh bệnh zona thần kinh hiệu quả nhất. Vacxin sẽ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh giời leo. Liều vacxin được khuyến nghị ở người khỏe mạnh là 2 lần tiêm.
Để hạn chế lây lan virus từ người bệnh sang người lành, cần đảm bảo:
- Sử dụng băng gạc che các vết mụn nước
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng
- Không để bệnh nhân gãi hay chà xát vào vùng phát ban
- Phụ nữ có thai, trẻ em, trẻ sơ sinh cần tránh tiếp xúc với người bệnh
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng bừa bãi
Zona nhìn chung không phải một bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh zona để lại cho người bệnh nhiều mặc cảm sau khi bệnh hồi phục và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chính vì vậy việc khám và chữa trị sớm là vô cùng cần thiết.