Bệnh Alzheimer – 06 biểu hiện nhận biết bệnh mất trí nhớ

Bệnh Alzheimer là căn bệnh liên quan đến trí nhớ, hiện nay đang trở nên phổ biến trong xã hội. Alzheimer phổ biến hơn ở người già trên 65 tuổi, tuy nhiên những người từ độ tuổi 50 trở lên vẫn có nguy cơ bị bệnh. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các triệu chứng cảnh báo người già mắc bệnh Alzheimer nhé!

1. Bệnh alzheimer là bệnh gì?

Bệnh alzheimer là bệnh gì?

Bệnh Alzheimer là gì? Đây là một căn bệnh của não bộ, giảm khả năng tư duy của người bệnh. Bệnh phổ biến ở người già, độ tuổi trên 65 tuổi. Tác động của bệnh khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, giải quyết vấn đề cũng không hiệu quả và hợp lý.

Alzheimer không chỉ là một căn bệnh lão khoa hay bệnh thần kinh thông thường. Ở cơ thể bệnh nhân, các nơron thần kinh và synap biến mất dần. Chúng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động ngôn ngữ và cả công việc hàng ngày của con người.

Không chỉ vậy, bệnh Alzheimer còn ảnh hưởng tới cả những người chăm sóc bệnh nhân. Nhiều người cho biết họ cảm thấy căng thẳng, stress thậm chí là trầm cảm khi chăm sóc người bị Alzheimer.

2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Dấu hiệu cảnh báo bệnh mất trí nhớ Alzheimer

2.1. Suy giảm trí nhớ

Tình trạng giảm sút trí nhớ là một biểu hiện của bệnh Alzheimer khiến cuộc sống người bệnh đảo lộn. Đây cũng là triệu chứng đặc trưng nhất bệnh nhân mắc Alzheimer. Cụ thể, người bệnh sẽ thường xuyên quên các thông tin mới mới tiếp nhận. Ví dụ như:

  • Quên thời gian, ngày tháng
  • Hay hỏi đi hỏi lại cùng một thông tin
  • Phụ thuộc vào công cụ hỗ trợ trí nhớ
  • Cần người nhà làm những việc mà trước đây họ có thể tự giải quyết

Người bệnh Alzheimer có thể bị mất một đoạn ký ức, khiến họ không thể hiểu được một phần sự việc. Thậm chí bệnh nhân không biết họ đang ở đâu và vì sao họ đến được địa điểm đó. Ở người bình thường không bị Alzheimer, do dấu hiệu tuổi già có thể bị quên nhất thời, nhưng một lúc sau có thể nhớ lại.

2.2. Khó khăn trong xử lý vấn đề

Bệnh Alzheimer ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng xử lý vấn đề và lập kế hoạch của bệnh nhân. Những rắc rối trong công việc ở nhà cũng khiến bệnh nhân tốn nhiều thời gian hơn. Những con số, số liệu cần xử lý như hóa đơn, giấy tờ bệnh nhân cũng dễ bị lẫn lộn, nhầm lẫn.

Người bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer có thể quên mất nhiều công việc, nội quy thường nhật. Chính vì vậy, họ rất cần sự giúp đỡ của những người xung quanh

2.3. Vấn đề thị giác

Người bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer còn gặp phải các vấn đề thị lực. Những người lớn tuổi bình thường khác, giác quan có thể bị lão hóa mà suy giảm chức năng. Nhưng vấn đề chủ yếu của bệnh nhân Alzheimer là do não bộ và hệ thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị Alzheimer gặp khá nhiều khó khăn trong việc hiểu các hình ảnh và ý nghĩa của chúng.

2.4. Khó khăn khi nói, viết

Trong một cuộc nói chuyện, người già mắc bệnh Alzheimer’s có thể sẽ khiến người khác khó chịu. Họ có thể không nắm bắt được nội dung cuộc thảo luận, thậm chí cứ lặp lại một câu nói nhiều lần. Khả năng ngôn từ giảm sút khiến người đối diện không thể hiểu được mong muốn của người bệnh

2.5. Thay đổi tính cách  

Người bệnh Alzheimer’s trở nên bối rối, dễ bực tức với cả người thân và bạn bè, đồng nghiệp. Tâm lý của người bệnh không ổn định và thường không thoải mái với các yếu tố xung quanh. Những người chăm sóc cho bệnh nhân cũng dễ bị ảnh hưởng, nếu không thấu hiểu thì rất dễ cáu kỉnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh alzheimer

Nguyên nhân gây bệnh alzheimer

Không có nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh Alzheimer. Trong quá trình nghiên cứu bệnh lý, các nhà khoa học chỉ ra rằng các tế bào não xử lý thông tin của người bệnh bị suy yếu và chết dần. Thêm vào đó, có sự tích tụ của các mảng bám protein bất thường cũng gây cản trở quá trình truyền tải thông tin.

Một số giả thuyết về nguồn gốc bệnh Alzheimer:

  • Quá trình lão hóa, tuổi cao, chết tế bào thần kinh, giảm quá trình dẫn truyền
  • Rối loạn hoạt động của các chất oxy hóa
  • Yếu tố di truyền, gia đình có tiền sử mắc bệnh
  • Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam
  • Tiền sử chấn thương sọ não
  • Mắc bệnh trầm cảm
  • Ít vận động, tập thể dục thể thao
  • Chế độ ăn ít rau xanh, trái cây.
  • Lười hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi trí tuệ
  • Người mắc các bệnh mạn tính như: tim mạch, đái tháo đường, tăng cholesterol,…
  • Người nghiện rượu bia, hút thuốc lá.

4. Điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già

Điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già

Bệnh alzheimer hiện không có thuốc điều trị. Diễn biến bệnh nặng dần và tác động tiêu cực tới cuộc sống người bệnh và người thân. Chính vì vậy, mục tiêu của các phương pháp điều trị là làm chậm tiến triển của bệnh. Đồng thời giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn về tinh thần.

Các loại thuốc làm chậm sự phát triển của bệnh alzheimer:

  • Thuốc kháng cholinesterase: Galantamine, Rivastigmine…
  • Memantine: tăng dẫn truyền synap

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được kê thêm các thuốc điều trị triệu chứng:

  • Điều trị mất ngủ,
  • Thuốc chống trầm cảm, rối loạn hành vi,
  • Thuốc chống loạn thần
  • Điều trị bệnh tim mạch, phổi, thận, …

5. Cách chăm sóc người già bị bệnh Alzheimer mất trí nhớ

Cách chăm sóc người già bị bệnh Alzheimer mất trí nhớ
  • Tạo môi trường an toàn cho người bệnh
  • Thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân, nhắc nhở họ về các công việc cần làm trong ngày
  • Tăng cường chế độ ăn giàu rau xanh
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, có cồn,
  • Không hút thuốc lá, chất kích thích
  • Để người bệnh vận động tập thể dục thể thao
  • Tham gia các hoạt động như đọc sách, giải đố, tăng cường trí tuệ
  • Tích cực tham gia hoạt động xã hội

Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh Alzheimer ở người già. Nếu người thân của bạn có có biểu hiện như trên, hãy đưa bệnh nhân tới trung tâm y tế để được khám và điều trị cụ thể

BÀI VIẾT LIÊN QUAN