Bệnh Lupus ban đỏ là gì? Biến chứng và cách điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, gây ra nhiều biến chứng tới cơ thể. Nhưng không phải ai cũng biết về căn bệnh nguy hiểm này và điều trị kịp thời. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu đặc điểm, triệu chứng và cách điều trị bệnh Lupus ban đỏ nhé!

1. Tìm hiểu về các thể bệnh Lupus ban đỏ

Tìm hiểu về các thể bệnh Lupus ban đỏ

Bệnh Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Các cơ quan trong cơ thể đều có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do Lupus ban đỏ. Bệnh nhân bị Lupus cần được can thiệp điều trị kịp thời nếu không các biến chứng bệnh có thể phát triển mạnh mẽ.

Bệnh Lupus ban đỏ có thể chia thành hai thể chính:

  • Lupus ban đỏ dạng đĩa
  • Lupus ban đỏ hệ thống

Theo các nghiên cứu thực tế, 90% số người mắc bệnh Lupus ban đỏ là phụ nữ. Tỷ lệ người bị lupus ban đỏ trung bình khoảng 1/2000 người. Độ tuổi dễ mắc bệnh thường từ 15 – 50 tuổi, mọi người cần hết sức chú ý.

2. Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ chủ yếu

Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ chủ yếu

Tác nhân gây bệnh Lupus ban đỏ hiện nay vẫn chưa thể khẳng định. Trong cơ thể người bệnh Lupus, hệ thống miễn dịch gặp nhiều vấn đề về nhận diện tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch của cơ thể có tác dụng ngăn cản vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi bệnh, hàng phòng phủ tưởng nhầm chính mô của cơ thể cũng là tác nhân ngoại lai. Cho nên chúng có thể chống lại các hầu hết cơ quan, tế bào.

Bạn có thể tìm hiểu một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh dưới đây:

  • Di truyền: Người có thành viên gia đình mắc bệnh Lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Môi trường sống: Tiếp xúc với các hóa chất, môi trường ô nhiễm, ánh nắng mặt trời.
  • Nội tiết: Bệnh khá phổ biến ở giới nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số báo cao cho rằng thuốc tránh thai khiến bệnh khởi phát hoặc khiến động hay làm bệnh nặng thêm

3. Triệu chứng bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Triệu chứng bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Biểu hiện lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống rất đa dạng nhưng không đặc trưng. Chính vì vì vậy nhiều người không phát hiện bệnh tình mà để bệnh phát triển nặng. Người bệnh có thể khởi phát bệnh đột ngốt, hoặc ủ bệnh nhiều tháng, nhiều năm. Các biểu hiện thường gặp khi bị Lupus ban đỏ:

  • Sốt âm ỉ kéo dài
  • Mệt mỏi, chán ăn, mỏi cơ
  • Sút cân
  • Đau khớp
  • Đau đầu
  • Rối loạn thần kinh
  • Rối loạn kinh nguyệt ( ở phụ nữ )

3.1. Triệu chứng xương khớp

90% bệnh nhân mắc bệnh Lupus ban đỏ có triệu chứng về khớp. Các vấn đề về khớp khiến bệnh nhân khó đi lại, di chuyển khó khăn. Ví dụ các triệu chứng như viêm khớp cấp tính, viêm khớp từng đợt, viêm đa khớp, đau xơ cơ, …

3.2. Tổn thương da và niêm mạc

Người mắc bệnh Lupus thường bị ban đỏ trên da. Hồng ban có hình cánh bướm khá đặc trưng.

Các vùng ban đỏ sần hoặc phẳng xuất hiện nhiều má, mặt, cổ, vùng trên cổ, khuỷu tay, … Các vùng da tiếp xúc với nắng dễ bị ban đỏ hơn. Niêm mạc vùng trung tâm vòm miệng có thể dễ bị loét và tái phát nhiều lần.

Bệnh nhân Lupus cũng thường gặp tổn thương mô mỡ. Chúng thường tạo nên các ban đỏ lấm chấm trên tay và ngón tay, xung quanh móng tay và nếp gấp móng. Các nốt này có màu hồng đỏ, từ màu tươi đến sẫm, có cảm giác đau.

3.3. Tổn thương tim phổi

Biểu hiện cụ thể về tim phổi ở một số bệnh nhân mắc Lupus:

  • Viêm màng phổi
  • Viêm phổi
  • Tăng áp lực động mạch
  • Tắc mạch máu phổi,
  • Viêm cơ tim
  • Xơ vữa động mạch

3.4. Triệu chứng thần kinh

Đây là biểu hiện do tổn thương thần kinh trung ương hoặc màng não, ngoại vi. Bệnh nhân có thể bị suy giảm nhận thức, động kinh, nhức đầu, rối loạn tâm thần, … Các chức năng não rối loạn khiến hành động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Tính cách có thể thay đổi thất thường.

3.5. Các bệnh về thận

Thận có thể bị tổn thương trong suốt quá trình mắc bệnh. Các triệu chứng có thể lành tính hoặc nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Viêm cầu thận rất phổ biến với những người bị Lupus. Sinh thiết thận là phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

3.6. Thiếu máu

Bệnh nhân Lupus có biểu hiện thiếu máu từ nhẹ đến nặng. Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu đều có xu hướng giảm. Điều này khiến bệnh nhân xanh xao, da tái, suy giảm khả năng lao động một cách đáng kể.

4. Điều trị cho bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ

Điều trị cho bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ

Bênh Lupus ban đỏ hệ thống hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích của việc điều tri là giảm thiểu triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Từ đó hạn chế tổn thương nội tạng, cơ quan trong cơ thể.

Các thuốc có hiệu quả cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống:

  • Aspirin, Ibuprofen – Thuốc chống viêm giảm đau non – steroid. Tác dụng phụ: viêm dạ dày. Nên sử dụng trong bữa ăn
  • Kem corticosteroid trị ban đỏ
  • Thuốc chống đông máu

Các loại thuốc cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng không mong muốn.

5. Lưu ý với bệnh nhân bị Lupus ban đỏ

Lưu ý với bệnh nhân bị Lupus ban đỏ

Khi bị Lupus, bạn cần chú ýcác khuyến nghị sau:

  • Chống nắng cẩn thận: Mặc áo chống nắng, đeo kính râm khi đi ra ngoài
  • Tiêm chủng vaccin đầy đủ
  • Tầm soát loãng xương
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia
  • Chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học

Hy vọng với các thông tin trên bạn đã hiểu hơn về bệnh Lupus ban đỏ và các đặc điểm triệu chứng của bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN