Đại dịch bệnh Sars năm 2002 – 2003 đã bùng phát và lan rộng tại hàng chục quốc gia trên toàn thế giới. Chúng có nhiều điểm tương đồng với dịch Covid – 19 đang hoành hành hiện nay. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu về dịch bệnh Sars cũng như các đặc điểm của bệnh trong bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
1. Giai đoạn bệnh Sars – CoV năm 2003 tại Việt Nam
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thống kê đã có gần 8.500 người mắc bệnh Sars – CoV trên toàn thế giới. Trong năm 2003, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đầu tiên khống chế được đại dịch Sars. Dịch bệnh Sars hiện đã được kiểm soát và Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào từ tháng 4 năm 2003.
1.1. Sars – CoV là bệnh gì?
SARS là chữ viết tắt tiếng Anh của “Severe Acute Respiratory Syndrome”. Chúng ta có thẻ gọi đây là “Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng”.
Bệnh Sars là bệnh liên quan tới hệ hô hấp gây ra bỏi một chủng virus – Corona virus. Chúng có tốc độ lây lan nhanh chóng khi người bình thường tiếp xúc với người nhiễm Sars – CoV.
1.2. Nguồn gốc dịch bệnh
Tác nhân gây bệnh của Sars – CoV là virus Corona. Dịch bệnh Sars bùng nổ do nguyên nhân từ một số động vật trung gian truyền bệnh tới con người. Các nhà khoa học đã xác định được virus Sars trên loài động vât hoang dã như cầy hương, dơi, động vật hoang dã, …
Dịch bệnh Sars bắt nguồn từ Trung Quốc. Nguy cơ người mắc bệnh cao khi tới mua bán, sử dụng, ăn uống thịt động vật hoang dã tại các chợ. Các chủng virus Sars xâm nhập vào cơ thể con người và có thể lây lan dễ dàng và mạnh mẽ từ người sang người.
Việt Nam đã thống kê có tất cả 63 bệnh nhân mắc Sars trong khoảng thời gian 2002 – 2003. Trong đó có 5 trường hợp tử vong.
1.3. Đường lây truyền bệnh
Con đường truyền nhiễm của bệnh Sars:
- Tiếp xúc với dịch hô hấp, dịch cơ thể, máu, phân, tinh trùng của người bệnh
- Giao tiếp, tiếp xúc gần với người bệnh ( hít phải giọt nước bọt, chất tiết ra khi nói, thở, hắt hơi …)
- Các hành động như ôm, hôn, …
- Dùng chung dụng cụ, đồ dùng cá nhân, …
- Tiếp xúc trực tiếp với vật dính virus ( điện thoại, tay nắm cửa )
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh Sars đều trên 65 tuổi. Những người có tiền sử mắc bệnh do suy yếu hệ miễn dịch nguy cơ bị Sars cao hơn. Hoặc bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, … dễ bị biến chứng.
2. Triệu chứng của bệnh Sars
Các triệu chứng khi bị bệnh Sars khá tương đồng với các triệu chứng khi bị cúm thông thường. Các dấu hiệu bao gồm:
- Suy nhược cơ thể
- Sốt cao
- Tiêu chảy, buồn nôn
- Đau đầu, đau nhức cơ thể
- Ho khan, ho khô
- Đau ngực, khó thở
- Suy hô hấp ở một số trường hợp
Các biểu hiện không đặc trưng khiến cho công tác chẩn đoán bệnh và khoanh vùng dịch bệnh Sars khá khó khăn. Các xét nghiệm, chụp chiếu là cách chính xác nhất tình trạng bệnh của bệnh nhân Sars.
3. Phương pháp điều trị Sars – CoV
3.1. Nguyên tắc điều trị
Bệnh nhân cần được nhập viện cách ly hoàn toàn và điều trị hồi sức tích cực. Bệnh chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị. Chính vì vậy bệnh nhân cần tuân theo phác đồ, giảm nhẹ triệu chứng nhiễm bệnh. Điều cần thiết nhất là hạn chế nguy cơ dẫn đến tình trạng suy hô hấp nguy hiểm.
3.2. Điều trị bằng thuốc tác động đến nguyên nhân gây bệnh
Bệnh nhân SARS có thể hồi phục khi được chẩn đoán và điều trị sớm. Các loại thuốc hiệu quả thường được sử dụng, tùy theo thể trạng bệnh nhân:
- Thuốc kháng virus: điểu trị bội nhiễm viêm phổi, phế quản
- Thuốc Steroid liều cao điều trị sưng phổi,…
3.3. Điều trị theo bệnh lý, phác đồ
- Giảm nhẹ các triệu chứng bệnh: giảm ho, hạ sốt, …
- Truyền nước, truyền tĩnh mạch
- Bổ sung chất điện giải, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Hỗ trợ thở oxy, đặt nội khí quản, máy thở điều trị suy hô hâp
4. Cách phòng tránh bệnh do virus Sars
Gần đây, chùng virus Sars – CoV 2 đã khiến cả thế giói bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tác động cả về kinh tế lẫn sức khỏe con người. Cách hiệu quả nhất để phòng tránh dịch Sars cũng như các dịch bệnh hô hấp cùng loại do virus Corona, bạn cần chú ý:
- Đeo khẩu trang đúng cách nơi công cộng, nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao ( bệnh viện, bến xe, trung tâm thương mai, … )
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn
- Che chắn mũi, miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi
- Hạn chế dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Không ăn chung, uống chung
- Thường xuyên vệ sinh vật dụng, bề mặt môi trường xung quanh
- Không đi du lịch ở các vùng chưa kiểm soát được dịch
Các nhân viên y tế khi tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc bệnh Sars cần chú ý. Ngoài các khuyến cáo trên, nhân viên y tế cần sử dụng, trang bị thiết bị, quần áo bảo hộ. Đồ bảo hộ này cần đạt tiêu chuẩn y tế, đầy đủ quần áo, găng tay, mặt nạ, khẩu trang, …
Trên đây là các thông tin về dịch bệnh Sars – CoV cũng như triệu chứng, cách phòng tránh bệnh. Hy vọng các kiến thức chúng tôi đem lại đã hữu ích cho bạn và cả gia đình.