Biểu hiện bệnh sởi ở trẻ em – Cách chữa và chế độ ăn khi bị sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ dàng lây lan trong cộng đồng và xã hội. Trẻ em là đối tượng dễ bị sởi và có nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu đặc điểm triệu chứng bệnh sởi và cách chăm sóc trẻ khi bị sởi nhé!

1. Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh, có thể xảy ra quanh năm. Chúng gây ra bởi virus, thường tấn công đối tượng là trẻ em. Đáng lo nhất là các trường hợp sởi ở trẻ sơ sinh. Thời gian ủ bệnh có trung bình từ 10 đến 14 ngày. Sau thời gian ủ bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện cụ thể ở trẻ như sau:

  • Phát ban: Đốm hồng ban nhỏ, hơi sưng, ngứa và lan dần ra toàn cơ thể
  • Sốt nhẹ dai dẳng, có thể sốt cao trên 40 – 41 độ C
  • Ho khan, sổ mũi
  • Ăn không ngon
  • Chảy máu cam
  • Đau họng
  • Viêm kết mạc, niêm mạc miệng, má, …

2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

2.1. Biến chứng đường hô hấp

Khi bị bệnh sởi, trẻ có nguy cơ bị co thắt thanh quản, viêm thanh quan gây khó khở. Triệu chứng này khiến trẻ khó chịu và có thể diễn biến nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Các trường hợp bội nhiễm sau viêm, nhiễm trùng tụ cầu, liên cầu, … Có thể khiến trẻ ho nặng, khàn tiếng, hít thở khó khăn và cơ thể tím tái. Các biến chứng do bạch cầu tăng, neutro tăng có thể khiến trẻ tử vong một cách khó kiểm soát

2.2. Biến chứng về hệ thần kinh

Biến chứng não để di chứng nặng ở trẻ. Các biến chứng xảy ra ở khoảng 0,5 % bệnh nhân mắc bệnh sởi. Khởi phát của biến chứng này, trẻ sẽ sốt cao đột ngột, nhiệt độ tăng vọt, co giật và rối loạn ý thức.

2.3. Viêm loét, hoại tử

Biến chứng này xuất hiện muộn do bội nhiễm vi khuẩn gây loét miệng. Tình trạng viêm loét này có thể lan rộng đến xương hàm, viêm xương, gây rụng răng. Bệnh nhi còn có thể bị viêm ruột, viêm tai, …

3. Nguyên nhân gây bệnh sởi

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Virus sởi một chủng virus ARN, chúng thuộc họ Paramyxoviridae. Kích thước loại virus này khoảng 150 nm. Virus sởi dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng, sức nóng, ánh sáng mặt trời, … Chúng có lây lan rộng trong cộng đồng với tốc độ nhanh nên dễ bùng phát thành dịch.

3.1. Đường lây truyền

Bệnh sởi lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Khi giao tiếp với bệnh nhân sởi ở khoảng cách gần, bệnh nhân ho, hắt hơi, phát tán virus vào không khí. Siêu vi sởi có tỷ lệ lây lan đến 90% nếu người tiếp xúc chưa tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

3.2. Đối tượng mắc bệnh

Nhờ có vacxin sởi nên tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi và tỷ lệ tử vong vì sởi đã giảm. Tuy nhiên, các đối tượng dưới đây là người có nguy cơ mắc sởi cao

  • Ở người chưa có miễn dịch, tỷ lệ thụ bệnh là 100 %
  • Thường gặp ở trẻ 1 – 4 tuổi chưa được tiêm phòng sởi
  • Khởi phát bệnh thường vào mùa Đông Xuân
  • Người lớn ít bị sởi do đã mắc bệnh khi còn nhỏ
  • Hiếm bệnh nhân bị sởi hai lần

4. Cách điều trị và chăm sóc trẻ nhỏ bị sởi

4.1. Điều trị

Các phương pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nhằm mục đích giảm thiểu tổn thương các cơ quan cơ thể. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu trị sởi, ở cả trẻ em và người lớn. Các phương pháp thường sử dụng:

  • Hạ sốt: bằng phương pháp vật lí, hoặc thuốc hạ sốt
  • Giảm ho: Thuốc ho, long đờm
  • Kháng histamin
  • Sát trùng mũi họng: Bằng nước nhỏ mắt, nhỏ mũi
  • Kháng sinh, corticoid (khi bội nhiễm)
  • Các biện pháp hồi sức: hồi sức hô hấp, tim mạch
  • Cách ly trẻ nhiễm bệnh

4.2. Chăm sóc trẻ nhỏ bị sởi

Chăm sóc trẻ nhỏ bị sởi
  • Chú ý giữ phòng sạch sẽ, thông thoáng
  • Vệ sinh cơ thể, thay quần áo thoải mái, mềm mại
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
  • Uống nhiều nước, nước hoa quả
  • Sử dụng nhiều loại hoa quả có màu cam, đỏ, bổ sung vitamin A
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng

5. Bị bệnh sởi nên ăn gì, kiêng gì?

5.1. Chế độ ăn tốt cho người bị sởi

  • Chế độ ăn khoa học, thức ăn đa dạng, dễ tiêu hóa
  • Sử dụng các nhóm thực phẩm giàu vitamin A (gan, lòng đỏ trứng, …)
  • Thực phẩm giàu kẽm: sữa, đậu nành, cá, bò, giá đỗ, lạc, hạnh nhân, …
  • Các loại hoa quả rất tốt cho trẻ bị sởi: cam, dưa hấu, xoài, đu đủ, …
  • Các loại rau xanh: rau muống, súp lơ xanh, rau cải, …
  • Uống đủ nước, bổ sung orezol bù nước và điện giải

5.2. Thực phẩm nên tránh

Thức ăn chiên dầu nhiều dầu mỡ,

Các món ăn khó tiêu

Hạn chế gia vị cay, nóng như tiêu, tỏi, ớt, …

Các món dễ gây dị ứng

Các loại thực phẩm chua tanh

6. Tiêm vaccin phòng bệnh sởi hiệu quả

Tiêm vaccin phòng bệnh sởi hiệu quả

Đến 95% các ca mắc bệnh sởi là do trẻ không được tiêm phòng sởi. Chính vì vậy, tiêm phòng vaccin sởi sớm, đúng lịch và đầy đủ là cách phòng bệnh sợi hiệu quả. Hiện nay, cha mẹ có thể lựa chọn vaccin đơn hoặc vaccin 3in1 để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Hy vọng các bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh sởi và cách chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh. Nếu có triệu chứng như trên, hãy đưa trẻ tới trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị nhanh, chính xác nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN