Bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Bệnh lây lan nhanh, dễ tạo thành dịch và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các dấu hiệu triệu chứng và cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

1.1. Tay chân miệng là bệnh gì?

Tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi một loại virus đường ruột Enterovirus. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là độ tuổi các bé dưới 5 tuổi. Cao điểm bệnh chân tay miệng là vào tháng 3 – tháng 5 và khoảng tháng 8 – tháng 9.

Bệnh bùng phát và lây trực tiếp từ người sang người, người lớn thường đã có kháng thể nên có thể không mắc bệnh này. Kể cả trong quá trình ủ bệnh, người bệnh vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

1.2. Con đường lây lan virus tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền nhanh, đặc biệt trong môi trường nhà trẻ, lớp học. Nếu không có biện pháp phòng trừ, bệnh lây lan qua nhiều đường khác nhau như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân
  • Hít phải dịch tiết từ bệnh nhi như nước bọt, hắt hơi, nói chuyện, …
  • Chạm vào mụn nước, phân của người bệnh
  • Chơi chung đồ chơi với trẻ bị bệnh
  • Người chăm trẻ bị bệnh chạm vào trẻ lạnh

2. Dấu hiệu triệu chứng sớm khi trẻ bị tay chân miệng

Dấu hiệu triệu chứng sớm khi trẻ bị tay chân miệng

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường từ 3 – 6 ngày sau khi trẻ bình thường tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

2.2. Giai đoạn khởi phát

Khi bệnh tay chân mệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, cha mẹ có thể phát hiện và đưa trẻ tới điều trị kịp thời. Các các triệu chứng bệnh có thể dễ nhận thấy bao gồm:

  • Trẻ sốt từ 38 đến 39 độ C
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Đau họng
  • Đau răng, đau miệng, chảy nhiều nước bọt
  • Trẻ trở nên biếng ăn, quấy khóc, bỏ bú, …

2.3. Giai đoạn toàn phát

Sau khi các triệu chứng ban đầu của bệnh chân tay miệng xảy ra khoảng 2 đến 3 ngày, trẻ sẽ có các dấu hiệu điển hình hơn của bệnh:

  • Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, … Bóng nước màu xám, đường kính từ 2 – 10 mm
  • Da sần, cộm, không đau, không ngứa
  • Trẻ bị loét miệng, niêm mạc má, lợi, lưỡi, khiến trẻ quấy khóc, đau khi ăn
  • Dấu hiệu nặng hơn trên toàn thân, rối loạn tri giác, co giật, mê sảng

Nếu trường hợp nặng, bé sốt cao trên 39 độ C trong hơn 48 tiếng đồng hồ, đi kèm các triệu chứng nặng cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị:

  • Ói mửa
  • Cơ thể run rẩy
  • Co giật
  • Rối loạn nhịp tim
  • Khó thở
  • Da nổi vằn

3. Các biến chứng có thể gặp phải khi trẻ bị bệnh chân tay miệng

Các biến chứng có thể gặp phải khi trẻ bị bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng hầu hết đều là các trường hợp bệnh án diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trẻ, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhi có thể bỏ qua giai đoạn khởi phát, mà tiến thẳng tới giai đoạn toàn phát. Bệnh nhi có thể suy hô hấp, mất nước nhanh chóng.

Hiếm gặp hơn, trong một số trường hợp, trẻ bị virus tay chân miệng tấn công sẽ bị ảnh hưởng tới não, tim, … Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn của trẻ có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Liệt tay, liệt chân, bại liệt
  • Bội nhiễm
  • Tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch
  • Tử vong nhanh chóng.

4. Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám chính xác nhất.

Hiện nay, chưa có vacxin hay thuốc đặc trị cho bệnh chân tay miệng. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị giảm triệu chứng, ngăn nguy cơ xảy ra biến chứng. Người nhà cần chăm sóc trẻ bị bệnh và sử dụng thuốc giảm sốt, giảm đau, bù nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa Aspirin cho trẻ bị bệnh tay chân miệng. Bạn có thể dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt cho trẻ nếu tình trạng bệnh nhẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dùng nước muối để sát trùng niêm mạc cho trẻ. Hoặc sử dụng betadine để bôi lên các vết bỏng.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dinh dưỡng bạn cần đảm bảo cho bé đủ chất, bù nước tránh để bé bị hạ đường huyết. Đối với trẻ còn đang bú mẹ, cần cho bé bú nhiều lần. Với các trẻ lớn hơn, bạn cần cho bé kiêng các loại thức ăn cứng, khó nhai, ảnh hưởng đến miệng của trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng và không quá nóng.

5. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Dịch bệnh tay chân miệng thường bùng phát vào thời gian chuyển mùa. Thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho virus phát triển. Bệnh dễ lây lan ở trường học nhất, nên nếu trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chăm sóc, cách ly bé ở nhà.

Một số biện pháp làm giảm nguy cơ bị lây bệnh tay chân miệng:

  • Rửa tay với xà phòng thường xuyên
  • Khử trùng đồ chơi
  • Tránh dùng chung đồ dùng với trẻ bị bệnh
  • Tránh ôm hôn với người bệnh
  • Che chắn miệng khi ho, hắt hơi

Hy vọng với các thông tin trên, cha mẹ đã hiểu hơn về bệnh tay chân miệng. Nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường, hãy đưa trẻ tới cơ sở y để được chẩn đoán sớm và chính xác nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN