Bệnh than (Bệnh Anthrax) là gì? Nguyên nhân và triệu chứng nguy hiểm của bệnh

Bệnh than là một căn bệnh truyền nhiễm không phổ biến, có thể nói là khá hiếm gặp trong cuộc sống. Bệnh có biểu hiện trên cả người và cả một số loại động vật khác. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu căn bệnh than này ở người trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh than – Bệnh Anthrax là bệnh gì?

Bệnh than – Bệnh Anthrax là bệnh gì?

Bệnh than có tên khoa học là bệnh Anthrax. Bệnh còn có tên gọi khác là bệnh nhiệt thán. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loài vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh than Anthrax có ảnh hưởng chủ yếu tới các loài gia súc. Con người sẽ bị bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị bệnh.

1.1. Mắc bệnh than có nguy hiểm không?

Trước đây khi chưa có vacxin, bệnh than là nguyên nhân hàng đầu khiến gia súc chết hàng loạt. Dịch bệnh này ảnh hưởng tới nhiều loài như lợn, ngựa, dê, … Và còn người có thể bị nhiễm bệnh từ các loài gia súc này.

Người khỏe mạnh có thể bị bệnh do vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở hoặc ăn thịt gia súc bệnh. Bệnh lý này một khi đã biểu hiện những triệu chứng trên da, chúng có thể truyền bệnh trực tiếp qua đường tiếp xúc. Bệnh than rất nguy hiểm, đặc biệt là thể bệnh nhiễm qua đường hô hấp. Khi hít phải một lượng bào tử, vi khuẩn Bacillus anthracis gây bệnh, chúng sẽ phát triển trong phổi.

Độc tố tích tụ trong cơ thể có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm sau 1 – 5 ngày ủ bệnh. Có thể chuyển biến xấu nhanh chóng, bệnh nhiệt thán trở nên nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong ở bệnh này lên đến 90%. Thậm chí nếu được điều trị tích cực, cũng chỉ có khoảng 60% bệnh nhân khỏi bệnh.

biến chứng của bệnh than

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh than có thể kể đến như

Thêm vào đó, vi khuẩn gây bệnh Anthrax ở dạng bào tử có sức chống chịu rất cao. Bao tử của vi khuẩn Bacillus anthracis Có thể tồn tại tới hàng chục năm trong điều kiện tự nhiên. Chúng chờ đợi thời cơ xâm nhập vật chủ và sinh sôi với tốc độ chóng mặt.

1.2. Nguồn gốc, tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh Anthrax – Bacillus anthracis thuộc giống vi khuẩn Bacillus. Chúng được phát hiện lần đầu vào năm 1848, xác định là một loài vi khuẩn gram dương. Ở dạng vi khuẩn, chúng có thể bị tiêu diệt dễ dàng bằng các chất khử trùng thông dụng. Bào tử của chúng vẫn còn khả năng gây bệnh qua nhiều năm, thậm chí vài chục năm.  

Con người bị bệnh than chủ yếu do lây từ động vật mắc bệnh như trâu, ngựa, bò, cừu, … Các loài động vật khi đã bị bệnh thì hầu hết sẽ chết. Con người khi ăn thịt hay tiếp xúc với vật nuôi đều có thể bị lây nhiễm. Có 3 con đường lây nhiễm bệnh là tiêu hóa, hô hấp và tiếp xúc. Trong đó, bệnh lây qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất.

2. Nguyên nhân – nguy cơ mắc bệnh Anthrax

Nguyên nhân – nguy cơ mắc bệnh Anthrax

Đa số trường hợp mắc bệnh là do tiếp xúc. Nhiều người ở Mỹ đã bị lây bệnh khi dùng da động vật mắc bệnh để làm trống. Theo thực tế, có thể đưa ra một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh than như:

  • Tới các vùng có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Thí nghiệm vi khuẩn trong các phòng thí nghiệm
  • Xử lý thịt, da, lông động vật mắc bệnh
  • Làm việc tại cơ sở thú y
  • Chăn nuôi gia súc
  • Sử dụng đồ thời trang có nguồn gốc động vật hoang dã
  • Tiêm chích ma túy

3. Triệu chứng biểu hiện của bệnh nhân bị nhiệt thán

3. Triệu chứng của bệnh nhiệt thán

người bị bệnh than, các triệu chứng chung có thể kể đến như

  • Bệnh nhân sốt cao tới 41 – 42 độ C
  • Khó thở, buồn nôn
  • Chóng mặt, ù tai
  • Tiêu chảy

Tùy vào đường lây bệnh, bệnh nhân có thể sẽ đối mặt với các triệu chứng khác nhau. Bệnh có thể khởi phát và xuất hiện triệu chứng sau 1 – 5 ngày

3.1. Bệnh than thể tiếp xúc da

Khi tiếp xúc với vi khuẩn bệnh qua tiếp xúc, người bệnh bị lây nhiễm và có các triệu chứng:

  • Giống vết côn trùng cắn
  • Vị trí tiếp xúc nhiễm bệnh sưng ngứa, đau đớn
  • Loét da, màu đỏ sẫm có đáy sâu màu tím, đen
  • Hình thành vẩy trên da, hồi phục lâu

Đây thể nhẹ nhất khi bạn bị mắc bệnh than. Chúng cũng dễ điều trị và có tỷ lệ khỏi bệnh cao khi được điều trị kịp thời

3.2. Bệnh than thể dạ dày – tiêu hóa

Thể bệnh này xuất hiện do người ăn thịt động vật bị bệnh mà không nấu chín kỹ. Các triệu chứng:

  • Sốt
  • Đau đầu, đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Không có cảm giác ăn ngon miệng
  • Khó nuốt thức ăn

3.3. Bệnh than thể phổi

Khi hít phải bào tử gây bênh, bạn sẽ đối diện với thể nguy hiểm nhất của bệnh nhiệt thán. Kể cả được điều trị, bệnh nhân vẫn có tỷ lệ tử vong cao.

  • Các triệu chứng giống cúm: sốt, đau họng, đau nhức cơ thể, … mệt
  • Ngực khó chịu
  • Khó thở
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ho ra máu
  • Sốc

4. Cách phòng bệnh nhiệt than – bệnh Anthrax

Cách phòng bệnh nhiệt thán – bệnh Anthrax
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh than cho súc vật
  • Xử lý xác động vật đúng cách
  • Không ăn động vật chết bệnh
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi
  • Giữ cơ thể sạch sẽ
  • Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đã hiểu hơn về bệnh than và cách phòng tránh bệnh hiệu quả!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN