Bệnh tổ đỉa có lây không? Cách nhận biết và chữa tổ đỉa tại nhà

Bệnh tổ đỉa là một bệnh lý da liễu, có biểu hiện viêm da và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đây là căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt trong đó có Việt Nam. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa bệnh tổ đỉa ngay nhé!

1. Tìm hiểu bệnh tổ đỉa là bệnh gì?

Tìm hiểu bệnh tổ đỉa là bệnh gì?

1.1. Viêm da tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là tên gọi của một loại viêm da cơ địa. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là các nốt mụn nước trên lòng bàn tay, bàn chân. Các vết mụn này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và ngứa ngày. Khi bệnh nhân càng gãi, thì triệu chứng bệnh lại càng lan rộng ra hơn.

Nếu bệnh nhân chữa trị kịp thời, bệnh có chuyển biến tốt lên chỉ sau khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, càng để lâu, bệnh tái phát nhiều lần, thì bệnh nhân càng khó chữa. Bệnh tổ đỉa có thể lan rộng, mụn nước phồng rộp và chảy nước. Từng cụm, từng đám tổ đỉa khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa hiện nay vẫn chưa thể khẳng định rõ ràng. Chúng ta có thể hiểu đây là một dạng bệnh chàm ở vị trí lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh cũng có nhiều khả năng là do di truyền, rối loạn chức năng cơ thể, … Ngoài ra, còn có thể có một số tác nhân tăng nguy cơ bạn bị mắc bệnh tổ đỉa như:

  • Yếu tố di truyền: bạn có nguy cơ cao bị bệnh tổ đỉa nếu bạn có người nhà mắc tổ đỉa.
  • Dị ứng da: Khi da nhạy cảm, bạn tiếp xúc với chất tẩy rửa nhiều cũng khiến cơ thể dễ bị bệnh da liễu hơn.
  • Môi trường sống: Điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm, bụi bẩn rất thuận lợi để bệnh phát triển.
  • Suy yếu hệ miễn dịch: Sức đề kháng kém do bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh gan, HIV, … Khiến người bệnh dễ bị các bệnh cơ hội hơn.

2. Bệnh tổ đỉa có lây từ người sang người không?

Bệnh tổ đỉa có lây từ người sang người không?

Thực tế cho thấy, bệnh tổ đỉa không phải bệnh lay nhiễm, truyền nhiễm. Chúng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác, cũng không di truyền từ mẹ sang con. Bệnh chỉ lan rộng trên da của người bệnh sang các vùng lân cận.

Bệnh không lây qua tiếp xúc thông thường nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc người bệnh. Nếu có chạm vào mụn nước đã vỡ, bạn cũng không bị lây tổ đỉa. Chính vì vậy, cộng đồng không nên xa lánh, hắt hủi người bệnh.

Bệnh tổ đỉa sinh ra do tiếp xúc lâu ngày với hóa chất, ăn mòn da. Vì thế bạn cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các nguồn chất bẩn, ô nhiễm.

3. Triệu chứng bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh tổ đỉa

Các bệnh viêm da thường có biểu hiện khá tương đồng. Nhưng bạn không nên chủ quan, coi nhẹ và khiến bệnh tình nặng hơn. Bạn có thể tìm hiểu triệu chứng đặc trưng khi bị bệnh tổ đỉa ở dưới đây:

3.1. Mụn nước

Các vết mụn nước do bệnh tổ đỉa thường có đường kính từ 1 – 3 mm. Chúng tập trung thành từng mảng ở:

  • Kẽ ngón tay, ngón chân
  • Mu bàn tay, bàn chân
  • Lòng bàn tay, bà chân
  • Da đầu

Các mụn nước này có màu trắng đục, nằm sâu trong cơ thể. Giai đoạn mới đầu thì các mụn nước này rất khó vỡ. Khi sờ vào có cảm khác lợn cợn, sần sùi. Chúng có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh và phát triển thành từng mảng lớn.

3.2. Ngứa ngáy

Bệnh tổ đỉa khiến bệnh nhân luôn khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy. Khi gãi, người bệnh có thể khiến các mụn nước này vỡ ra, đau xót da và nóng rát.

Đặc biệt khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với nước tẩy rửa và xà phòng, tình trạng da sẽ càng tồi tệ hơn.

Nếu ùng da bị tổ đỉa vỡ ra, các nốt nụn viêm sẽ giải phóng mủ và huyết thanh. Sau đó đóng thành vẩy sừng có màu vàng. Chúng rất mất thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy tự ti về bệnh.

4. Các cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Các cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Hiện nay, bạn có thể sử dụng thuốc để giảm tổn thương da do bệnh tổ đỉa và ngăn ngừa bội nhiễm. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi như

  • Dung dịch bạc nitrat 0.5%
  • Dung dịch Milian hoặc tím Methyl
  • Thuốc bôi corticoid
  • Thuốc bôi kháng sinh
  • Bôi thuốc kháng nấm:
  • Bôi thuốc chứa acid salicylic

Bạn nên tới các hiệu thuốc, trung tâm y tế để được khám và tư vấn cụ thể nhất. Ngoài các thuốc bôi, bác sĩ còn có thể kê một số thuốc đường uống hỗ trợ điều trị như:

  • Thuốc kháng histamine tổng hợp
  • Thuốc corticoid
  • Kháng sinh đường uống
  • Thuốc kháng nấm

5. Cách phòng tránh bệnh tổ đỉa ở người

Cách phòng tránh bệnh tổ đỉa ở người

Bạn có thể ngăn ngừa và phòng tái bệnh tổ đỉa bằng chế độ sống lành mạnh:

  • Không tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh
  • Đeo bao tay khi sử dụng chất tẩy rửa
  • Vệ sinh cơ thể, tay chân sạch sẽ
  • Không lạm dụng thuốc
  • Chế độ ăn khoa học, giàu vitamin và khoáng chất
  • Uống đủ 2l nước mỗi ngày
  • Nghỉ ngơi hợp lý

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh tổ đỉa cũng như cách phòng bệnh hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN