Viêm da cơ địa ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc

Viêm da cơ địa – một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em sau sinh khiến làn da bị tổn thương và nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì, cách điều trị và chăm sóc trẻ ra sao, hãy cùng Khaibaoyte.vn tìm hiểu qua những chia sẻ sau.

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính thường gặp chủ yếu ở trẻ em. Trẻ em trong giai đoạn 3 tháng sau sinh thường mắc phải và kéo dài tới khoảng 5 tuổi. Bệnh sẽ hết khi trẻ trưởng thành nhưng có nhiều trường hợp do cơ địa tái đi tái lại cho đến khi trưởng thành và không khỏi hoàn toàn.

2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Trẻ bi viêm da cơ địa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Do di truyền: Bệnh viêm da cơ địa có thể xảy ra với trẻ nhỏ khi gia đình có người bị bệnh.

Do sử dụng chất tẩy rửa có hóa chất: Các sản phẩm tẩy rửa hiện nay chứa nhiều hóa chất tẩy rửa cực mạnh như: nước giặt, nước rửa chén, xà phòng tắm. Trong khi làn da bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Sử dụng thường xuyên các sản phẩm này khiến trẻ bị rối loạn miễn dịch, gây kích ứng da.

Môi trường ô nhiễm: Sống trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bi viêm da, lâu ngày sẽ bị nhiễm trùng, tổn thương da.

Do dị ứng: Không gian sống của trẻ có thể chứa những tác nhân như: lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa. Đây là nguyên nhân khiến da trẻ bị kích ứng dẫn đến viêm da cơ địa.

Do dị ứng thực phẩm: Nguyên nhân gây viêm da cơ địa tiếp theo có thể là do dị ứng với hải sản. Do vậy, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần theo dõi xem trẻ có dị ứng với những thực phẩm nào để tránh cho trẻ ăn sau này.

Tìm hiểu thêm: bệnh chàm là gì

3. Triệu chứng viêm da cơ địa

Triệu chứng viêm da cơ địa

Mỗi giai đoạn bệnh, triệu chứng không giống nhau:

Giai đoạn cấp tính: nổi sần trên da, nổi mụn nước tiết dịch, đóng vảy tiết. Phần viêm da xuất hiện chủ yếu ở trán, má, cằm và lan ra cánh tay, thân mình nếu nặng.

Giai đoạn bán cấp: da không phù nề hay tiết dịch, có biểu hiện bệnh nhẹ hơn.

Giai đoạn mạn tính: da dày thâm, xuất hiện các vết nứt ở các nếp gấp, viêm da ở các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ tay, cẳng chân, cổ, gáy, ngón tay,…

Trẻ bị viêm da cơ địa nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nặng như: nhiễm trùng, để lại sẹo hoặc tác động lên các dây thần kinh, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Bệnh sẽ tái đi tái lại cho đến khi trẻ trưởng thành nếu không có cách điều trị đúng.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh lupus ban đỏ

4. Cách chữa bệnh viêm da cơ địa cho trẻ

Cách chữa bệnh viêm da cơ địa cho trẻ

Điều trị viêm da cơ địa cho trẻ không phải là một công việc dễ dàng trong một vài ngày. Đó là sự kết hợp của cả thuốc điều trị và cách chăm sóc lâu dài.

4.1. Dưỡng ẩm

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm da cơ địa là do da khô. Do đó, dưỡng ẩm được cho là yếu tố cần thiết hàng đầu cho trẻ.

Dưỡng ẩm bằng kem dưỡng ẩm sau khi tắm và trước khi đi ngủ. Dưỡng ẩm cho da bằng cách dùng máy tạo ẩm giúp không khí trong phòng thoáng mát, làn da giảm khô, ngứa, bong tróc.

4.3. Tắm

Tắm cho trẻ với nước ấm vừa phải trong 10-15 phút, lau khô người và bôi ngay kem dưỡng ẩm.

Sữa tắm cho bé phải là loại chuyên dành cho trẻ viêm da cơ địa. Ngoài sữa tắm, mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm thảo dược tốt cho da bé.

4.4. Sử dụng thuốc đặc trị

Trẻ bị viêm da cơ địa, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc vì rất dễ làm tổn thương làn da mỏng manh của bé. Trẻ cần được thăm khám và uống/bôi theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Trẻ có thể được kê kem chống ngứa, thuốc chống ngứa nếu bị nặng. Với các loại thuốc bôi chứa coticoid, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng một thời gian rất ngắn, sau đó dừng một thời gian để giảm những tác dụng phụ cho trẻ.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà

Ngoài việc điều trị sử dụng thuốc Đông – Tây Y, cách thức chăm sóc trẻ cũng ảnh hưởng tới tình trạng bệnh có thuyên giảm và tái phát hay không. Dưới đây là một số lưu ý cho phụ huynh khi chăm sóc trẻ:

  • Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt.
  • Phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn hay lông động vật dễ gây dị ứng.
  • Trẻ bị viêm da cơ địa cần theo dõi mỗi khi ăn uống xem có bị dị ứng thực phẩm hay không.
  • Nên mặc cho trẻ quần áo loại mềm, hạn chế đồ len, dạ dễ gây ngứa da.
  • Không sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh để vệ sinh cho trẻ, nên sử dụng nước ấm.
  • Sữa tắm cho bé nên là loại có độ PH thích hợp, có tính axit nhẹ, không chứa thành phần gây kích ứng và không làm khô da.
  • Ngay sau khi tắm xong nên bôi thuốc dưỡng ẩm cho bé.
  • Không để trẻ cào, gãi làm xước da, thường xuyên cắt ngắn móng tay cho trẻ.
  • Trẻ từ 6 tháng trở lên cần bổ sung đủ nước và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng

Như vậy, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ không phải một bệnh hiếm gặp. Các cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, một chế độ chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ mau bình phục và ít có nguy cơ tái phát.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN