Bệnh trĩ là gì? Cách chữa và phòng tránh trĩ nội, trĩ ngoại

Bệnh trĩ đang ngày càng phổ biến hơn trong đời sống xã hội hiện nay. Đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng khiến bệnh nhân không ít phiền toái, khó chịu. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu về căn bệnh trĩ và cách điều trị trĩ hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu chung về bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

1.1. Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ – một trong những bệnh lý phổ biến, còn được gọi với tên dân gian là bệnh lòi dom. Không chỉ người cao tuổi mới dễ mắc bệnh, mà những người trẻ tuổi cũng ngày càng dễ bị trĩ. Lý do là bởi chế độ ăn uống không khoa học, sinh hoạt ko hợp lý.

Bệnh trĩ là kết quả của sự biến đổi của hệ thống mạch máu, từ động mạch, tới tĩnh mạch và các dây thần kinh. Các cụm tĩnh mạch bên trong hậu môn, trực tràng sưng phồng lên, sa xuống và chúng được gọi là những búi trĩ. 

Trĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu trực tràng. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. 

1.2. Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ tổng hợp

Dựa vào đặc điểm, vị trí của búi trĩ mà chúng ta có thể phân chia bệnh thành các dạng khác nhau. Trĩ chủ yếu được phân loại thành 2 loại chính, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. 

  • Trĩ nội: Búi trĩ có vị trí phía trên đường lược – đường giữa hậu môn và trực tràng.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ dưới lớp da xung quanh hậu môn, ở vị trí dưới đường lược.

Bạn cũng có thể xác định các cấp độ của bệnh trĩ dựa vào tiến triển của búi trĩ. Bốn cấp độ của bệnh có thể được kể đến là:

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: búi trĩ lòi ít ra ngoài ra khi đi vệ sinh. Khi đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: ngồi xổm búi trĩ sẽ sa ra ngoài, cần dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Bệnh nhân có thể vừa bị trĩ nội, vừa bị trĩ ngoại. Đây là bệnh trĩ tổng hợp khiến nhiều người lo lắng.

2. Nguyên nhân dẫn đến trĩ

Nguyên nhân dẫn đến trĩ

Các nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh trĩ khởi phát, tiến triển nặng hơn:

  • Táo bón, tiêu chảy khiến bệnh nhân phải rặn nhiều, ngồi lâu trên bồn cầu tăng áp lực lên tĩnh mạch
  • Ăn thiếu rau xanh, chất xơ
  • Người bị bệnh béo phì, thừa cân
  • Người thường xuyên ngồi nhiều như thợ may, nhân viên văn phòng, …
  • Bệnh nhân bị u đại trực tràng, u tử cung, …
  • Phụ nữ mang thai
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

3. Triệu chứng của bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh nhân trĩ có thể nhận ra các triệu chứng trĩ khá dễ dàng. Nhưng không phải ai cũng được điều trị bệnh vào giai đoạn sớm. Một phần do người bệnh chủ quan, và một phần do tâm lý e ngại của bệnh nhân, không muốn để người khác biết.

Có thể kể đến một số dấu hiệu của bệnh trĩ ở dưới đây:

  • Chảy máu khi đi vệ sinh, phân dính máu, máu màu đỏ tươi. Lượng máu ban đầu có thể ít, sau có thể chảy thành tia.
  • Ngứa vùng hậu môn, do kích thích bởi dịch nhầy niêm mạc hậu môn
  • Đau nhức, sưng, khó chịu, nứt hậu môn
  • Có thể sờ thấy các búi trĩ ở hậu môn (trĩ ngoại)

Bệnh nhân có thể chịu đựng các triệu chứng này vì không muốn người khác phát hiện ra tình trạng bệnh của bản thân. Tuy nhiên, trĩ có thể gây ra những biến chứng khôn lường:

  • Thiếu máu do búi trĩ bị tổn thương, chảy máu liên tục ( hiếm gặp )
  • Nghẹt búi trĩ, tắc mạch máu, hình thành các cục máu đông
  • Viêm da, viêm khe vùng hậu môn

4. Cách chữa bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ

4.1. Chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh

Ăn uống khoa học là yếu tố kiên quyết giúp cải thiện bệnh trĩ và giảm bớt triệu chứng:

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ
  • Hạn chế chất kích thích như bia rượu, thuốc lá
  • Tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu
  • Thay đổi thói quen ngồi bồn cầu lâu
  • Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám trĩ và điều trị phù hợp. Ở các giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được kê thuốc bôi, thuốc nhét, hoặc các thuốc hỗ trợ khác. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

4.3. Phẫu thuật

Tùy tình trạng và mức độ phát triển của búi trĩ, bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp cắt bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, các bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, hay những người bị viêm đại tràng sẽ không chỉ định phẫu thuật. Những biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật trĩ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

5. Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

Hiện nay, muốn phòng bệnh trĩ hiệu quả nhất là tạo điều kiện để cơ thể dễ dàng đào thải phân. Giữ phân mềm sẽ ngăn ngừa, giảm triệu chứng bệnh. Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ
  • Uống nhiều nước (2l/ngày)
  • Không rặn mạnh khi đi ngoài
  • Tập thể dục đều đặn
  • Tránh ngồi lâu, đứng lâu

Nếu có bất kỳ triệu chứng bệnh trĩ nào, bạn nên tới bệnh viện để được điều trị sớm nhất. Đây là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc, bạn không nên cảm thấy xấu hổ. Hy vọng các thông tin trên đã trở nên hữu ích cho bạn và gia đình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN