Bệnh vẩy nến là gì ? Nguyên nhân, cách nhận biết bệnh và điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến là căn bệnh mãn tính và gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt nguồi bệnh. Căn bệnh da liễu này đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu đặc điểm và cách điều trị bệnh vẩy nến trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh vẩy nến là loại bệnh gì?

Bệnh vẩy nến là loại bệnh gì?

Bệnh vẩy nến có thể hiểu là căn bệnh da liễu do tăng sinh tế bào. Chúng dẫn đến tình trạng viêm da, tích tụ da chết thành những mảng dày, có vẩy.

Người bệnh mắc bệnh vẩy nến sẽ cẩm thấy vô cùng bất tiện và ngứa ngáy. Các mảng vẩy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh như:

Tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng. Nhất là ở độ tuổi trưởng thành. Bệnh vẩy nến có đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các vị trí dễ bị vẩy nến là:

  • Đầu gối
  • Khuỷu tay
  • Da đầu
  • Da mặt
  • Phần móng tay, móng chân

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến

Hiện tai, chúng ta chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Đây là một triệu chúng tự miễn của cơ thể. Chúng ta không bị vảy nến do một loài virus hay vi khuẩn nào cả. Tuy nhiên, sự rối loạn hệ miễn dịch có ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh vảy nến.

Những đối tượng dễ bị bệnh vảy nến:

  • Người nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng da, viêm da cơ địa
  • Người có người nhà bị vảy nến, thuộc diện nguy cơ cao bị di truyền

Các yếu tố môi trường bên ngoài cũng là tăng nguy cơ phát bệnh. Có thể kể đến các tác động như:

  • Bỏng nắng
  • Thời tiết
  • Dị ứng thuốc bôi ngoài da
  • Chấn thương da, nhiễm trùng
  • Stress kéo dài

3. Biểu hiện khi bị vẩy nến

Biểu hiện khi bị vẩy nến

Người bị bệnh vảy nến sẽ có những biểu hiện đặc trưng. Đó là các mảng da bị tổn thương, có vảy trắng. Thông thường thì các vẩy này có dạng chấm nhỏ, dưới 1 cm.  Hoặc chúng sẽ dạng mảng, kích thước từ 3 – 10 cm.

Chúng có thể xuất hiện ở trên da, niêm mạc, hoặc trên móng, các khớp. Các biểu hiện lâm sang cụ thể bạn có thể tìm hiểu ở dưới đây:

3.1. Bệnh vẩy nến trên da

Trên các vùng da của cơ thể có các biểu hiện như:

  • Da bị ửng đỏ, có dấu hiệu bị tổn thương
  • Khô da, bong tróc da
  • Xuất hiện các vẩy trắng
  • Cảm giác đau rát
  • Chảy máu khi bị tỳ

Bệnh vảy nến còn có thể xuất hiện trên các vùng niêm mạc, tiêu biểu là ở niêm mạc quy đầu, lưỡi, …. Các vùng niêm mạc bị thương tổn sẽ có màu hồng, không thâm nhiễm, không có vảy. Vảy nến có thể gây ra các bệnh như viêm lưỡi, viêm giác mạc mắt, viêm kết mạc, …

3.2. Vẩy nến ở trên móng, khớp

Biểu hiện bị vẩy nến móng:

  • Lớp sừng dày trên móng
  • Lõm bề mặt móng
  • Lốm đốm trắng trên móng
  • Bong móng

Biểu hiện bị vẩy nến ở khớp

  • Đau khớp khuỷu tay, đầu gối, mắt các chân, …
  • Viêm khớp
  • Mất vôi đầu xương
  • Tổn thương sụn, …

4. Bệnh vẩy nến có lây không?

Bệnh vẩy nến không phải bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể yên tâm tiếp xúc với người bệnh mà không lo sẽ bị lây.

Người bị bệnh vẩy nến sẽ bị lây lan ra các khu vực khác trên cơ thể. Nguyên nhân của chúng là do hệ miễn dịch không đủ khỏe mạnh. Từ đó mà các tổn thương ngày một lan rộng.

Mức độ lan rộng và tốc độ lan còn phụ thuộc vào dạng vẩy nến. Bệnh nhân cần được chữa trị kịp thời, tránh nguy cơ lây lan khó kiểm soát.

Có nhiều khả năng sự lây lan khi bệnh nhân gãi, hay lơ là việc bôi thuốc. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh vảy nến. Các phương thức điều trị hiện nay đều nhắm tới việc hạn chế việc lây lan, bùng phát bệnh.

5. Phương pháp, thuốc bôi điều trị bệnh vẩy nến

Điều trị bệnh vẩy nến cần phải kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp. Bệnh nhân cần bôi thuốc, chăm sóc cơ thể, kết hợp uống thuốc nếu cần thiết. Người bệnh cần dùng đủ liều để cơ thể phục hồi một cách khỏe mạnh.

Bạn nên bôi thuốc khi có những dấu hiệu bị vảy nến từ sớm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, mà phương pháp sử dụng sẽ khác nhau. Bạn nên đến các khoa da liễu để được khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Các loại thuốc bôi thường được dùng để chữa bệnh vảy nến:

Phương pháp, thuốc bôi điều trị bệnh vẩy nến

Các thuốc bôi trị vẩy nến thường có dạng gel, kem dưỡng ẩm. Bạn hoàn toàn có thể mua mà không cần toa của bác sĩ

6. Cách phòng tránh bệnh vảy nến

Cách phòng tránh bệnh vảy nến
  • Hạn chế chất kích thích (rượu, thuốc lá…).
  • Sinh hoạt ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng
  • Tránh gây căng thẳng cho hệ thần kinh
  • Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, hóa chất,…
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của y dược sĩ
  • Chăm sóc da, dưỡng ẩm vào mùa đông

Việc điều trị và cải thiện bệnh tình của người mắc bệnh vảy nến cần chủ động và kiên trì. Tránh để tình trạng bệnh vảy nến kéo dài, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp ích cho bạn trong vuộc sống

BÀI VIẾT LIÊN QUAN