Bệnh vảy nến có lây không? Cách chữa vảy nến bằng thuốc bôi tại nhà

Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam và cả các quốc gia khác trên thế giới. Vảy nến khiến bệnh nhân cảm thấy mất tự tin về làn da cũng như cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Vậy hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các đặc điểm và cách chữa bệnh vảy nến nhé!

1. Bệnh vẩy nến có lây được không?

1.1. Vẩy nến là bệnh gì?

Vảy nến là bệnh gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính. Bệnh khá phổ biến trên thế giới, khoảng 2/3 người dân từng bị bệnh vẩy nến trong cuộc đời. Như các bệnh da liễu khác, người bị vảy nến luôn cảm thấy ngại ngùng bởi các vảy da cũ, hay sẹo thâm để lại. Không chỉ thế, người bệnh còn cảm thấy đau đớn, ngứa âm ỉ, tại vùng da tổn thương.

Theo nghiên cứu và phân tích bệnh lý, người bệnh có quá trình sản sinh tế bào da nhanh gấp 10 lần so với người bình thường. Quá trình này được gọi là hiện tượng tăng sinh tế bào da. Cơ thể không kịp thích ứng, nên tế bào da bị đào thải sẽ tích tụ lại thành mảng dày, bong tróc.

Vị trí dễ bị vảy nến thường là ở:

  • Khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Tay, chân, đùi
  • Mặt, tai
  • Da đầu
  • Lưng, vùng dưới lưng
  • Móng tay
  • Háng, bộ phận sinh dục

Bệnh vảy nến phổ biến với người ở độ tuổi trưởng thành, nhất là người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm. Nếu không, bệnh vẩy nến có thể trở thành bệnh mãn tính và lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể.

1.2. Vảy nến có lây lan nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến không quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng lại ảnh hưởng nhiều tới ngoại hình, thẩm mỹ. Nếu để bệnh tiến triển dài mà không được kiểm soát, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như:

Bệnh vẩy nến không phải bệnh lây nhiễm, không truyền bệnh qua các tiếp xúc thông thường. Chính vì vậy người bình thường có thể yên tâm khi sống chung với người bệnh. Tuy nhiên bệnh sẽ lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể bệnh nhân nếu không điều trị kịp thời. Nhất là khi người bệnh gãi ngứa, các tổn thương vừa lâu lành lại vừa lan nhanh hơn.

2. Triệu chứng nhận biết bệnh vẩy nến

Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến

Biểu hiện của bệnh vẩy nến khá tương đồng với các bệnh lý da liễu khác. Đặc trưng nhất là các nốt chấm hoặc các vùng vảy trắng. Bạn có thể nhận biết bệnh qua các tổn thương ở da, niêm mạc, móng tay, móng chân hay ở khớp.

2.1. Vảy nến da

Các biểu hiện về da là phổ biến nhất khi bị bệnh vẩy nến. Các biểu hiện nhận biết bao gồm:

  • Phát ban đỏ, da ửng đỏ theo bình bầu dục hoặc hình tròn
  • Có vảy trắng, xám
  • Da khô ráp, sần sùi, bong tróc
  • Cảm giác đau rát, ngứa ngáy

Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường bị vảy nến ở niêm mạc mắt, lưỡi, quy đầu, … Chúng có thể gây nên các biến chứng viêm mí mắt, viêm giác mạc, kết mạc rất nguy hiểm.

2.2. Vảy nến móng

Móng tay, móng chân bị bệnh vẩy nến thường có biểu hiện như

  • Chấm lõm ở bề mặt móng
  • Đốm trắng trên móng
  • Màu móng trắng đục
  • Bong tróc móng
  • Có lớp sừng dày, vân ngang

2.3. Vảy nến khớp

Bệnh vảy nến khớp thường gặp ở đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân, … với các triệu chứng

  • Đau khớp, tổn thương xương
  • Viêm khớp đỏ hoặc hồng
  • Mất vôi đầu xương
  • Tổn thương sụn
  • Dính khớp

3. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn của cơ thể. Chúng không gây ra bởi virus hay vi khuẩn. Một số nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan tới rối loạn hệ miễn dịch. Chúng tấn công cả những tế bào của cơ thể bởi nhầm lẫn là yếu tố ngoại lai.

3.1. Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao:

  • Người hút thuốc lá, nghiện rượu bia, chất kích thích
  • Viêm da cơ địa, đang bị nhiễm trùng da
  • Đối tượng có người thân bị vảy nến (nguy cơ di truyền)
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm
  • Biến chứng sau phẫu thuật
  • Stress căng thẳng kéo dài, suy giảm hệ miễn dịch
  • Dị ứng thuốc

3.2. Các loại vảy nến thường gặp

  • Vảy nến thể mảng: phổ biến, chiếm hơn 80% trường hợp mắc phải. Tình trạng tổn thương tạo thành các mảng từ 5 – 20 cm.
  • Vảy nến thể mủ: vùng da tổn thương mưng mủ. Nguy cơ gây bội nhiễm và nhiễm trùng máu cao.
  • Vẩy nến giọt: Tổn thương có dạng giọt từ 1 – 10 mm. Loại bệnh vẩy nến này thường gặp ở trẻ em, thường lan rộng thành mảng trên khắp cơ thể.
  • Viêm khớp vảy nến: Da đỏ tại vùng khớp, sưng đau các khớp
  • Vảy nến móng: Sừng dày trên móng
  • Vảy nến da đầu: Da đầu rìa chân tóc bị bong vảy màu trắng. Có thể gây rụng tóc, hoặc bị hói đầu

4. Cách chữa bệnh vảy nến

Cách chữa bệnh vảy nến

Kem và thuốc mỡ bôi thường được sử dụng điều trị bệnh vẩy nến mức độ nhẹ đến vừa. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây.

  • Corticosteroid
  • Retinoids
  • Kháng sinh Cyclosporine, Anthralin, Methotrexate
  • Axit salicylic
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm

Bạn vẫn nên tới các cơ sở y tế để chẩn đoán tình trạng bệnh và kê thuốc phù hợp

5. Phòng tránh bệnh vẩy nến cần làm gì?

Phòng tránh bệnh vảy nến cần làm gì?

Để phòng tránh bệnh vẩy nến, bạn cần xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh. Tuân thủ các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ khởi phát và tái phát bệnh vẩy nến.

  • Chăm sóc, dưỡng ẩm da, đặc biệt là vào mùa lạnh
  • Không tự ý dùng thuốc không kê đơn
  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá
  • Tránh để cơ thể căng thẳng, stress

Hy vọng với các chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về bệnh vẩy nến và các loại thuốc thường dùng để chữa trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN