Bệnh chàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa chàm da

Bệnh chàm là một thuật ngữ chỉ về tình trạng rối loạn da, với nhiều triệu chứng khác nhau. Cách điều trị cũng cần tùy thuộc vào tình trạng và loại chàm gặp phải mà sẽ có các phương pháp khác nhau. Cùng Khaibaoyte tìm hiểu đặc điểm cũng như cách chữa bệnh chàm nhé!

1. Tìm hiểu bệnh chàm là gì?

Tìm hiểu bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm, hay còn có tên gọi là bệnh Eczema. Đây không phải là một loại bệnh lý da liễu cụ thể, mà nó chỉ một nhóm các bệnh rối loạn da. Các triệu chứng trên da có thể diễn biến từ khô da, viêm da, ban đỏ, đóng vảy mất thẩm mỹ. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều ở những người có làn da nhạy cảm, trẻ em, trẻ sơ sinh.

1.1. Các loại chàm thường gặp

Mỗi loại chàm lại có một đặc điểm, dấu hiệu khác nhau. Chúng cũng cần được sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để chữa trị hiệu quả. Một số loại bệnh chàm thường gặp là:

  • Chàm sữa ở trẻ em
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da tiếp xúc
  • Bệnh tổ đỉa
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • Chàm thể đồng tiền
  • Viêm da thần kinh
  • Viêm da ứ đọng

1.2. Bệnh chàm có lây qua tiếp xúc được không?

Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh chàm không lây từ người sang người qua người thông qua tiếp xúc trực tiếp. Gia đình có thể chăm sóc bệnh nhân một cách thuận tiện mà không lo lắng về truyền nhiễm. Người bệnh cũng phần nào yên tâm khi tiếp xúc với người khác.

Tuy nhiên, các vết chàm có xu hướng lây lan ra các vùng khác trên cơ thể. Chính vì vậy người bệnh nên cẩn trọng và đi khám ngay khi có biểu hiện đáng ngờ. Bạn có thể tìm hiểu các triệu chứng đặc trưng của bệnh trong phần dưới đây.

2. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh chàm

triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh chàm

Các triệu chứng của bệnh chàm ảnh hưởng đến lớp da ở trên cùng. Các vấn đề về gen khiến cho hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng, da dễ bị tổn thương, viêm da và kích ứng.

2.1. Triệu chứng thường gặp

Các biểu hiện da thường gặp khi bị chàm có thể đột ngột bùng phát, thuyên giảm rồi lại tái phát nhiều lần. Triệu chứng bệnh không quá đặc trưng nên nhiều người chủ quan không khám và điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh chàm thường gặp:

  • Da ngứa ngáy khó chịu
  • Đỏ da, nổi ban đỏ
  • Viêm da, sưng da
  • Da phồng rộp
  • Xuất hiện mụn nước
  • Khô da, nứt nẻ
  • Bong tróc da
  • Cảm giác da bỏng rát và nhạy cảm

Các vùng chàm thường xuất hiện trên bàn tay, cánh tay, mặt, cổ, có thể là cả da đầu, …

Bệnh nhân bị chàm có thể gặp các vấn đề nặng hơn ở các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như:

  • Các vấn đề về hô hấp, hen suyễn
  • Stress, căng thẳng, khó ngủ
  • Rối loạn thần kinh
  • Sốt âm ỉ kéo dài

2.2. Dấu hiệu chàm, chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ dưới 2 tuổi bị bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở các vùng như má, da đầu. Chàm xuất hiện ở trẻ sơ sinh thì thường có tỷ lệ 50 – 70%  sẽ tự khỏi khi hệ miễn dịch hoàn thiện. Triệu chứng ở trẻ sơ sinh, và từ 1 – 2 tuổi có phần khác biệt so với người lớn:

  • Phát ban đỏ
  • Da phồng rộp
  • Nổi mụn nước
  • Nổi bóng nước, rỉ nước
  • Trẻ quấy khóc do ngứa, khó ngủ
  • Biếng ăn

Đối với trẻ lớn hơn, trên 2 tuổi, biểu hiện thường thấy đó là:

  • Hồng ban ở khuỷu tay, cổ tay, chân, sau đầu gối, mắt cá chân, mông, …
  • Nổi mụn sần, da dày sừng
  • Ngứa kéo dài không khỏi

Tình trạng bệnh chàm có thể nặng lên nếu người bệnh gãi hay chà sát vùng da tổn thương. Đặc biệt là trẻ em khó kiểm soát hành động, gãi ngứa khiến tăng viêm, và bệnh tình trầm trọng hơn.

3. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm

3.1. Yếu tố do di truyền

Bệnh chàm có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Nếu người thân trong gia đình bạn bị bệnh, thì bạn cũng có nguy cơ mắc chàm rất cao. Bệnh có thể không khởi phát ngay mà đến giai đoạn trưởng thành mới biểu hiện ra ngoài.

3.2. Yếu tố môi trường, hóa chất

Tác động của các yếu tố dưới đây có thể khiến bệnh chàm phát triển:

  • Mỹ phẩm chăm sóc da, trang điểm
  • Dị ứng thuốc bôi ngoài da
  • Dị ứng thảo dược
  • Hóa chất tẩy rửa, chất độc hại
  • Môi trường không vệ sinh
  • Vi khuẩn, nấm

Dưới tác động xấu của các yếu tố này, hệ miễn dịch của người bệnh không chống đỡ được. Dẫn đến các bệnh lý chàm da, bệnh vẩy nến, ….

3.3. Hệ quả của bệnh mạn tính

Bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như viêm thận, viêm gan, xơ gan, … Có thể bị bệnh chàm da như một biến chứng. Việc này khiến cho bệnh nhân phải điều trị phối hợp cả các bệnh lý nếu muốn khỏi bệnh.

4. Cách điều trị và thuốc bôi chữa bệnh chàm

thuốc bôi chữa bệnh chàm

Bác sĩ chẩn đoán và kê thuốc bôi để giảm triệu chứng bệnh. Bạn cần tuân thủ các khuyến nghị và không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tránh tình trạng chàm trở nặng hơn.

  • Corticosteroid
  • Thuốc ức chế calcineurin
  • Thuốc kháng histamin
  • Kháng sinh
  • Băng ướt

Phương pháp điều trị khác có thể kết hợp để tăng hiệu quả điều trị

  • Liệu pháp ánh sáng quang học
  • Chống trầm cảm, hạn chế căng thẳng

5. Phòng chống bệnh chàm khởi phát và tái phát

Phòng chống bệnh chàm
  • Tránh các yếu tố dị ứng (bụi, nấm mốc, phấn hoa, chất tẩy rửa, món ăn, …
  • Giữ phòng ở thông thoáng, mát mẻ
  • Tránh sản phẩm có cồn, nước hoa
  • Hạn chế căng thẳng
  • Tránh khói thuốc lá, khói bụi, …
  • Giữ cơ thể sạch sẽ, dưỡng ẩm da,
  • Mặc quần áo mềm, không dùng vải thô cứng

6. Cách chăm sóc trẻ bị chàm

  • Tắm và giữ ẩm cơ thể
  • Dùng nước lạnh để giúp trẻ giảm sự khó chịu
  • Để da trẻ luôn mát mẻ, thông thoáng
  • Chọn xà phòng giặt quần áo phù hợp
  • Ngăn trẻ gãi

Hy vọng các thông tin trên đã giúp ích cho bạn để phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh chàm đúng cách.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN