Bệnh lao phổi có biểu hiện gì? Điều trị lao phổi và chống tái phát

Bệnh lao phổi có thể ẩn nhiều nguy cơ gây ra những biến chứng khôn lường cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay đã có những phương pháp điều trị lao phổi hiệu quả. Bạn hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu các dấu hiệu bị bệnh lao phổi để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời nhé

1. Tìm hiểu các dạng bệnh lao phổi

các dạng bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là gì? Đây là căn bệnh có tác nhân gây bệnh trực tiếp là loài vi khuẩn xảy Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn M. tuberculosis tấn công phổi và phá hủy các mô tế bào hệ hô hấp. Chúng còn có thể lây lan ra các cơ quan khác trên cơ thể và gây ra những biến chứng chết người.

Vi khuẩn lao phổi khi xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể không lập tức phát bệnh. Dựa vào tình trạng bệnh nhân mà chúng ta sẽ chia thành 2 loại bệnh lao như sau:

  • Bệnh lao phổi tiềm ẩn: người mang mầm bệnh lao có thể không biểu hiện triệu chứng nào. Người khỏe mạnh mang mầm bệnh nhưng hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp họ kiềm chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Bệnh lao phổi có triệu chứng lâm sàng: Sau khi bị nhiễm khuẩn lao, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện lao. Các ca nhiễm này thường xuất hiện khi người bệnh đã ủ bệnh sau 3 – 5 năm không được phát hiện.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm Việt Nam có khoảng 180.000 ca lao phổi. Trong đó có tới hơn 17.000 trường hợp bệnh nhân tử vong do lao. Con số này cao gấp đôi số lượng nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông.

2. Nguyên nhân dẫn đến lao phổi

nguyên nhân dẫn đến lao phổi

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao. Đây là tác nhân duy nhất khiến khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm khuẩn M. tuberculosis. Bệnh thường ở dạng tiềm ẩn không phát bệnh. Chỉ có khoảng 10% trong số này sẽ có biểu hiện lâm sàng bệnh cụ thể.

Người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh lao phổi. Khi người bệnh nói, hắt hơi, ho, khạc nhỏ đều phát tán vi khuẩn vào không khí. Sau đó xâm nhập vào phổi, lan ra các cơ quan khác qua hệ tuần hoàn, đường máu.

Một số nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh lao phổi:

2.1. Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại vi khuẩn bệnh lao. Nếu sức đề kháng kém đi, vi khuẩn lao phổi sẽ ảnh hưởng và phát triển các triệu chứng. Các bệnh lý dưới đây cũng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch:

2.2. Di chuyển đến các vùng có tỷ lệ mắc bệnh lao phổi cao

Người dân ở các vùng hoặc du lịch đến các vùng dưới đây sẽ có tỷ lệ bị lây bệnh lao cao. Các nước nghèo đói như Châu Phi phía nam Sahara, Trung Quốc, Ấn Độ, … là các quốc gia có số lượng bệnh nhân lao phổi cao, vì vậy bạn cần chú ý khi du lịch ở các nước này

2.3. Lạm dụng chất gây nghiện

Thuốc lá, rượu, chất kích thích khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Chúng cũng làm cho hệ hô hấp hoạt động kém và dễ mắc bệnh lao phổi hơn.

3. Triệu chứng cơ bản ở bệnh nhân lao phổi

Triệu chứng cơ bản ở bệnh nhân lao phổi

3.1. Ho nhiều, ho ra máu

Ho dai dẳng lâu ngày không khỏi. Ho trên 3 tuần và sử dụng thuốc, kháng sinh không giảm thì rất có thể bệnh nhân đã bị bệnh lao phổi. Một triệu chứng nặng hơn đó là bệnh nhân sẽ ho ra máu, do chảy máu đường hô hấp, tổn thương niêm mạc. Bệnh nhân khi hít thở cũng cảm thấy đau nhức ngực.

3.2. Khạc đờm

Khi bị bệnh lao phổi, bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ họng. Đây là triệu chứng tăng tiết do phổi phế quản bị tổn thương. Rất nhiều bệnh lý có triệu chứng khạc đờm, đây không phải triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh, vẫn ko thuyên giảm sau 3 tuần thì rất có thể là do bệnh lao phổi.

3.3. Sốt, ra mồ hôi

Sốt dai dẳng kéo dài là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân. Người bệnh có thể sốt cao thất thường, và cảm thấy gai lạnh khi chiều tối. Bệnh lao phổi cũng làm rối loạn thần kinh, gây đổ mồ trộm. Kèm theo đó là các biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược, chán ăn

4. Điều trị bệnh lao phổi

Điều trị bệnh lao phổi

4.1. Điều trị bệnh lao tiềm ẩn

Bệnh nhân lao phổi tiềm ẩn có lượng vi khuẩn không quá nhiều. Chính vì vậy việc điều trị cũng dễ dàng hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng:

  • Kháng sinh Rifapentine – RPT
  • Kháng sinh Rifampicin – RIF
  • Thuốc kháng sinh chống khuẩn Isoniazid – INH

4.2. Điều trị bệnh lao

Bệnh lao phổi có thể điều trị bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc, thời gian điều trị từ 6 tháng đến 1 năm. Các loại thuốc kháng lao được sử dụng giống như khi điều trị bệnh lao phổi tiềm ẩn như RIF, INH, EMB, PZA, …

Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Người nhà cũng cần chăm sóc và cung cấp chế độ ăn khoa học, môi trường sống vệ sinh sạch sẽ.

5. Phòng ngừa bệnh lao phổi

Phòng ngừa bệnh lao phổi

Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả nhất hiện nay. Trẻ sơ sinh được khuyến nghị nên tiêm vacxin trong các tháng đầu đời. Bên cạnh đó, xây dựng các thói quen tốt là cách ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả:

  • Ngủ đủ giấc
  • Chế độ ăn lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không uống rượu bia, sử dụng chất kích, gây nghiện,…
  • Khám sức khỏe định kỳ

Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho bạn trong việc nhận biết và điều trị sớm bệnh lao phổi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN