Bệnh thương hàn là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh

Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây lan mạnh. Chúng phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới như Việt Nam. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu đặc điểm và cách phòng tránh bệnh thương hàn nhé!

1. Bệnh thương hàn ở người là bệnh gì?

Bệnh thương hàn là một căn bệnh do nhiễm khuẩn. Trực khuẩn Salmonella là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thương hàn. Bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, sau đó lan ra khắp cơ thể. Đây là căn bệnh hiểm nghèo truyền nhiễm mạnh trong cộng đồng.

Người mắc bệnh thường khởi phát bệnh đột ngột đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên vẫn có những người mắc thương hàn nhẹ, sẽ ít triệu chứng và không nguy hiểm tới tính mạng.

Ở Việt Nam, bệnh thương hàn thường bùng phát và có nguy cơ tạo thành dịch sau mùa mưa lũ. Bởi lúc này điều kiện vệ sinh kém, chất thải trôi nổi và không được xử lý hiệu quả.

2. Triệu chứng của bệnh thương hàn

Triệu chứng của bệnh thương hàn

Những bệnh nhân mắc thương hàn thường có những triệu chứng điển hình như sau:

2.1. Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ này có thời gian tung bình từ 7 – 14 ngày. Trong gia đoạn ủ bệnh,  bệnh nhân không có triệu chứng đặc biệt nào

2.2. Thời kỳ khởi phát

Các triệu chứng bệnh từ từ xuất hiện với các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Sốt cao dần theo từng ngày, đặc biệt vào chiều tối trong 1 tuần đầu phát bệnh
  • Đau đầu, đau mỏi tay chân, mệt mỏi, mất ngủ
  • Cảm giác chán ăn, nôn nao trong người
  • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón
  • Chảy máu cam ( chủ yếu ở trẻ em )
  • Chảy máu cam, thường chỉ gặp ở trẻ em.
  • Ho khan, tức ngực

2.3. Thời kỳ toàn phát

Sau khoảng 1 tuần kể từ khi khởi phát, bệnh thương hàn sẽ phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 – 3 tuần và bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt. Các triệu chứng nổi bật:

  • Sốt cao liên tục từ 39 – 40 độ C. Bệnh nhân có thể cảm thấy rét run và đổ mồ hôi
  • Nhiễm trùng độc toàn thân. Biểu hiện rõ ràng nhất là hơi thở hôi, môi khô, lưỡi màu trắng bẩn, đầu lưỡi đỏ, loét vòm hầu họng …
  • Phát ban đỏ, các vết ban đường kính 2 – 4 mm ở ngực, bụng, hông, …
  • Mất tỉnh táo dẫn đến hôn mê
  • Trướng bụng, đầy hơi, đi ngoài ra phân lỏng
  • Có dấu hiệu suy tim, viêm phổi

Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân thương hàn có thể gặp phải

  • Thủng ruột
  • Viêm gan, viêm túi mật
  • Viêm đại tràng, viêm ruột thừa
  • Biến chứng hệ tim mạch: trụy tim, tắc động mạch, …
  • Viêm não, rối loạn ý thức, hôn mê

2.4. Thời kỳ lui bệnh

Sau khoảng 3 đến 4 tuần, người bệnh sẽ dần hồi phục và các triệu chứng cũng thuyên giảm dần.

3. Nguyên nhân bệnh thương hàn lây lan

Nguyên nhân bệnh thương hàn lây lan

Bệnh thương hàn là vấn đề sức khỏe thường gặp ở các nước đang phát triển. Các nước phát triển có điều kiện sống và môi trường sống đạt vệ sinh. Chính vì vậy bệnh không có cơ hội phát triển thành dịch.

Các nước khu vực Đông Nam Á, Châu Phi, Ấn Độ, … Đặc biệt là vùng có hệ thống thoát nước không hợp vệ sinh thường có nguy cơ người dân bị mắc thương hàn cao. Tại Việt Nam, thương hàn đã từng bùng phát thành dịch ở một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền Bắc, … Thời kỳ tốt để phát triển bệnh là vào mùa hè.

Con người mắc bệnh thương hàn chủ yếu do ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn Salmonella. Đặc biệt là trứng, bò, gà, lợn bệnh mắc thương hàn. Nấu chín thức ăn cũng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh được. Salmonella là vi khuẩn có sức sống, chống chịu tốt với nhiệt độ, tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên.

Nguyên nhân dẫn đến lây lan bệnh thương hàn chủ yếu là do lây từ người sang người. Người bệnh đào thải vi khuẩn Salmonella ra môi trường và tạo nên nguồn bệnh cộng đồng. Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc đồ dùng nhiễm khuẩn đều có nguy cơ mắc bệnh.

4. Cách điều trị khi mắc thương hàn

Cách điều trị khi mắc thương hàn
  • Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng sinh: Người bệnh cần được điều trị theo kháng sinh đồ
  • Điều trị hỗ trợ, giảm triệu chứng: hạ sốt khi nhiệt độ >38,5 độ C; bù nước, điện giải
  • Chăm sóc bệnh nhân chu đáo. Chú ý chế độ ăn và dinh dưỡng đầy đủ. Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu
  • Phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

5. Phòng tránh bệnh thương hàn

Phòng tránh bệnh thương hàn
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường
  • Xử lý phân, rác thải triệt để, hợp vệ sinh.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thực hành ăn chín, uống sôi, dùng thực phẩm sạch
  • Rửa tay sạch với xà phòng
  • Phòng chống ruồi, nhặng
  • Cách ly bệnh nhân, xử lý chất thải bệnh nhân đúng quy trình
  • Tiêm phòng vắc xin thương hàn ( chỉ hiệu quả 65 – 70%, có tác dụng phụ )

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về bệnh thương hàn cũng như cách phòng tránh bệnh. Thương hàn chỉ phát triển mạnh nếu chúng ta không biết giữ vệ sinh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN